Sửa đổi Luật Quy hoạch: Phải 'trúng, đúng', tháo gỡ ngay những ách tắc từ địa phương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là quan điểm được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ tại phiên họp sáng nay, 10/6 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa

Báo cáo tóm tắt một số ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, về mối quan hệ giữa các quy hoạch, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc bổ sung và làm rõ nguyên tắc xử lý mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết xử lý các trường hợp cụ thể trong thực tiễn.

Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu phương án xử lý phù hợp đối với mâu thuẫn giữa các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành với nhau trong trường hợp có cùng cơ quan tổ chức lập quy hoạch thì cơ quan tổ chức lập quy hoạch quyết định quy hoạch phải điều chỉnh.

Tương tự, đối với quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có phạm vi liên quan từ 2 tỉnh trở lên mâu thuẫn với quy hoạch tỉnh thì cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia mà quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đó cụ thể hóa quyết định quy hoạch phải điều chỉnh.

Về phân cấp thẩm quyền quyết định, điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính tán thành với quan điểm chỉ phân cấp thẩm quyền cho Chính phủ quyết định điều chỉnh quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp mà chưa phân cấp thẩm quyền cho Chính phủ quyết định đối với việc lập mới 2 quy hoạch này sau thời kỳ 2030.

Về nội dung chủ yếu của các quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch, theo quy định tại dự thảo Luật, kế hoạch thực hiện quy hoạch phải phù hợp với văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch. Do đó, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội theo hướng xác định danh mục định hướng ưu tiên đầu tư tại nội dung quy hoạch để làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, tránh việc lạm dụng điều chỉnh kế hoạch không có kiểm soát, tạo ra cơ chế xin - cho khi triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Báo cáo tại phiên họp, về phương án xử lý quy hoạch cấp huyện và bổ sung quy hoạch cấp xã, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc bãi bỏ quy hoạch đô thị và nông thôn ở cấp huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và bổ sung quy hoạch ở cấp xã sẽ được thực hiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn và Luật Đất đai, bao gồm cả xử lý chuyển tiếp các quy hoạch này.

Để phù hợp với việc xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, dự thảo Luật đã sửa đổi nội dung quy hoạch tỉnh theo hướng xác định phương án phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, liên xã.

Về việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch, dự thảo Luật đã quy định theo hướng, đối với việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 để thực hiện sắp xếp ĐVHC và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp thì không phải lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch; phân cấp cho UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.

Chính phủ đề xuất chưa thực hiện việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tỉnh cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với việc lập mới quy hoạch

Về phạm vi sửa đổi, bổ sung, Bộ trưởng cho hay, dự án Luật tập trung giải quyết 3 vấn đề cấp thiết cần xử lý ngay để đáp ứng chỉ đạo của Trung ương. Cụ thể, bổ sung quy định chuyển tiếp về điều chỉnh quy hoạch, bảo đảm tất các các địa phương sẽ thực hiện điều chỉnh quy hoạch ngay sau khi Nghị quyết về sáp nhập ĐVHC cấp tỉnh có hiệu lực; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền tối đa, triệt để, tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn có thể xử lý được ngay.

Đối với các quy định khác liên quan đến danh mục quy hoạch, phân cấp việc quyết định hoặc phê duyệt đối với các quy hoạch được lập mới sẽ được tiếp tục nghiên cứu, rà soát trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật Quy hoạch và sửa đổi các luật khác có quy định liên đến quan quy hoạch.

Giao quyền nhưng phải có kiểm tra, giám sát

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị trong quá trình tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật cần tham khảo thêm ý kiến từ các địa phương thực hiện sáp nhập.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ hai khó khăn vướng mắc lớn cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện pháp luật về quy hoạch, đó là việc đánh giá phù hợp giữa các loại quy hoạch với nhau; và việc đánh giá phù hợp với dự án đầu tư với quy hoạch trong bối cảnh cơ quan chủ trì quy hoạch chưa đầy đủ.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị rà soát các quy định của các Luật có liên quan như Luật đầu tư công, Luật đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư cũng như các quy định về quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để đảm bảo đồng bộ.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị làm rõ tích hợp quy hoạch để không xảy ra mâu thuẫn chồng chéo, xác định quy hoạch được sử dụng để làm cơ sở tích hợp các quy hoạch khác nhau. “Đà Nẵng nhập với Quảng Nam thì tích hợp quy hoạch giữa Quảng Nam và Đà Nẵng như thế nào để thực hiện triển khai vừa quy hoạch, vừa triển khai các dự án?”, Chủ tịch Quốc hội lấy ví dụ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải làm rõ việc phân cấp thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch. Thống nhất giao thẩm quyền cho cấp tỉnh, song Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan điểm “giao nhưng phải có giám sát, kiểm tra”.

Liên quan quy định chuyển tiếp về điều chỉnh quy hoạch, Chủ tịch Quốc hội lưu ý đây cũng là vấn đề phải quan tâm. Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu “phải sửa cho trúng, đúng tháo gỡ ngay những ách tắc từ địa phương”.

Đọc thêm

Hội nghị UNOC 3: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 định hướng trọng tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tại phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao về đại dương của Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 3 (UNOC 3), được tổ chức tại TP Nice, Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng đại diện cho 10 quốc gia ASEAN, đồng thời chia sẻ quan điểm của Việt Nam về bảo tồn và sử dụng bền vững biển, đại dương và tài nguyên biển.

Đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nhiều vấn đề lớn đã được làm rõ; những nội dung còn ý kiến khác nhau cũng đã được định hướng xử lý cụ thể. Đây là cơ sở rất quan trọng để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng trình Quốc hội, đảm bảo mỗi quyết sách khi được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, thiết thực với người dân, phục vụ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình
(PLVN) - Sáng 10/6, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Buổi làm việc tập trung đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương; rà soát việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền địa phương, bao gồm cả công tác hợp nhất, sáp nhập; công tác giữ vững ổn định toàn diện tại địa phương...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực
(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.

Không cấm nhà giáo dạy thêm

Quang cảnh phiên họp sáng 9/6 cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dự thảo Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, học thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan.

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6

Kịp thời giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; hoàn thành trước ngày 10/6/2025.

Năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các 'điểm nghẽn' do quy định pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
(PLVN) - Sáng 5/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tham dự Phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - Giải pháp then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền - Giải pháp then chốt nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
(PLVN) - Chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời và mang tính chiến lược lâu dài. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” thì cần có quyết tâm chính trị cao, cải cách pháp luật đồng bộ, tăng đầu tư cho năng lực địa phương và xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả.