Sửa đổi luật không được làm xáo trộn quy trình ban hành văn bản luật

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại Phiên họp.
(PLVN) -Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim ngân khẳng định, việc sửa đổi Luật  Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết nhưng không được làm xáo trộn và phức tạp thêm quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chiều nay (23/3), tại Phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (dự thảo Luật BHVBQPPL). 

Thảo luận tại phiên họp, ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, khi làm luật ngành nào cũng muốn giành thuận lợi về phía mình, nên mặt bằng chung của hệ thống pháp luật còn khập khiễng.

“Cái này chưa kiểm soát được một cách toàn diện nên phát sinh nhiều vấn đề. Cho nên khi làm luật nếu có căng thẳng, không thuận lợi thì báo cáo Chính phủ ngay”- ông Việt nói. Đồng thời, phải quy định rõ thời hạn bao nhiêu ngày Chính phủ phải trả lời để cơ quan thẩm tra được biết.

Toàn cảnh Phiên họp 43 của UBTVQH.
 Toàn cảnh Phiên họp 43 của UBTVQH.

Cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chồng chéo trong việc áp dụng pháp luật thời gian vừa qua là do chúng ta áp dụng song song cả hai nguyên tắc (ưu tiên pháp luật chuyên ngành và ưu tiên áp dụng văn bản ban hành sau), bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị phải cân nhắc kỹ để đảm bảo sự ổn định của hệ thống pháp luật.

 “Nếu chúng ta vẫn lựa chọn áp dụng đồng thời cả 2 nguyên tắc này thì chắc chắn thời gian tới vẫn tiếp tục chồng chéo trong hệ thống pháp luật, do vậy chúng tôi đề nghị chỉ sử dụng 1 trong hai nguyên tắc. Chúng tôi đề nghị nên ưu tiên văn bản pháp luật ban hành sau”.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long phát biểu, “Tôi thống nhất cao với ý kiến giải thích của Chủ nhiệm Ủy ban Tư Pháp Lê Thị Nga. Nếu chúng ta thực hiện tốt khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 156 thì không vấn đề gì xảy ra.

Trong trường hợp có vấn đề xảy ra thì chúng ta chỉ cần xử lý đối với từng trường hợp cụ thể thay vì khát quát cùng lúc cả 2 nguyên tắc thì sẽ rối thêm và không giải quyết được vấn đề” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói.

Sau khi các thành viên khác cho ý kiến, bà Lê Thị Nga giải thích thêm: Luật BHVBQPPL là luật của làm luật, do đó khi xây dựng luật, trước hết chúng ta phải tuân thủ luật của làm luật. 

Các quy định tại  khoản 2 Điều 12 và khoản 3 Điều 156 liên hệ chặt chẽ với nhau. “Khi xây dựng một văn bản luật, nếu thấy mâu thuẫn thì phải xác định nội dung cần sửa đổi và kéo dài hiệu lực của văn bản mới cho đến khi văn bản cần sửa đổi, bổ sung phải sửa đổi”- bà Nga đề xuất. 

Làm rõ một số vấn đề về nguyên tắc áp dụng pháp luật được nêu trong Báo cáo, theo Bộ trưởng Lê Thành Long, khi chúng ta xem xét, ban hành luật, kể cả giai đoạn Quốc hội ban hành, nếu thấy vấn đề nào đó chưa chuẩn thì có thể yêu cầu sửa đổi, cố gắng thực hiện tốt 2 điều  khoản có liên quan, đồng thời tăng cường trách nhiệm của từng chủ thể có liên quan để xử lý từng trường hợp cụ thể.

Nhất trí với báo cáo của Ủy ban Pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim ngân khẳng định, việc sửa đổi luật là cần thiết, nhằm tăng cường chất lượng của sự phối hợp giữa cơ quan trình và cơ quan thẩm tra. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, “chúng ta chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự cần thiết, bất cập, chứ đừng làm xáo trộn và phức tạp thêm quy trình BHVBQPPL”.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.