Sửa đổi, bổ sung một số dịch vụ kỹ thuật y tế được bảo hiểm y tế chi trả

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Ngày 22/6/2020, Bộ Y tế có Thông tư số 13/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Thông tư 13/2020/TT-BYT sửa đổi khoản 1 Điều 1 về Danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB) ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở KCB; Danh mục phân loại phẫu thuật, thủ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/ 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.

Đồng thời, hướng dẫn sửa đổi Mục 4 của Danh mục 1 - dịch vụ kỹ thuật (DVKT) chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đến 128 dãy có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán bằng giá DVKT, trường hợp chụp từ hai vị trí trở lên thanh toán tối đa bằng giá DVKT “Chụp cắt lớp vi tính toàn thân”.

Ngoài ra, Thông tư sửa đổi Mục 5 của Danh mục 1 - DVKT chụp cắt lớp vi tính từ 256 dãy trở lên có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán bằng giá DVKT. Sửa đổi Mục 7 của Danh mục 1 - DVKT chụp PET/CT có quy định cụ thể điều kiện, tỷ lệ và mức giá thanh toán 01 lần bằng giá DVKT cho lần chẩn đoán đầu tiên.

Về DVKT chụp động mạch vành, Thông tư hướng dẫn sửa đổi mục 66 của Danh mục 2. Theo đó, DVKT chụp động mạch vành quy định cụ thể điều kiện thanh toán đối với các trường hợp sau: a) Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên; b) Đau thắt ngực không ổn định; c) Nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên; d) Đau thắt ngực ổn định nhưng điều trị nội khoa tối ưu không khống chế được triệu chứng; đ) Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn; e) Đau ngực tái phát sau can thiệp động mạch vành hoặc sau phẫu thuật làm cầu nối; g) Suy tim không rõ nguyên nhân; h) Người bệnh có rối loạn nhịp nguy hiểm (nhịp nhanh thất, block nhĩ thất); i) Người bệnh có chỉ định phẫu thuật tim, mạch máu lớn,  tuổi > 45 đối với nam hoặc > 50 đối với nữ; người bệnh có chỉ định ghép tạng; k) Các dị tật bẩm sinh, mắc phải về hệ mạch vành.

Bên cạnh đó, Thông tư sửa đổi mục 84 của Danh mục 2 - DVKT y tế Định lượng HbA1c [Máu] để xác định phác đồ điều trị hoặc để đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường có quy định cụ thể điều kiện thanh toán cho xét nghiệm định lượng HbA1c trong máu đối với trường hợp đã được chẩn đoán xác định đái tháo đường để xác định phác đồ điều trị nếu chưa thực hiện xét nghiệm HbA1c trong vòng 90 (chín mươi) ngày. Đồng thời, thanh toán cho xét nghiệm từ lần thứ 2 trở đi để đánh giá kết qua điều trị bệnh đái tháo đường tối thiểu sau mỗi 90 (chín mươi) ngày.

Sửa đổi, bổ sung Mục 87, 88 Danh mục 2 - DVKT y tế HBV đo tải lượng Real-time PCR; HBV đo tải lượng hệ thống tự động và HCV đo tải lượng Real-time PCR; HCV đo tải lượng hệ thống tự động có quy định cụ thể điều kiện thanh toán khi được bác sỹ của cơ sở KCB có đơn vị điều trị viêm gan chỉ định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2020.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.