Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục: Cân nhắc việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS

Quang cảnh Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, diễn ra ngày 14/5 vừa qua. (Ảnh: MOET)
Quang cảnh Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, diễn ra ngày 14/5 vừa qua. (Ảnh: MOET)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa đăng tải Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lên Cổng thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến. Việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết, tuy nhiên theo nhiều giáo viên cũng cần rà soát các quy định, dựa trên thực tiễn thực thi để tránh chồng chéo và thiếu tính khả thi.

Xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học

Tại Hội thảo Góp ý Luật Giáo dục sửa đổi mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020. Trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Giáo dục đã góp phần tạo hành lang pháp lý quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai, thực tiễn cho thấy một số bất cập, hạn chế cần được tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. “Đây là việc làm hết sức quan trọng bởi Luật Giáo dục được xem là luật gốc khi xây dựng các luật có liên quan đến lĩnh vực giáo dục”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, việc bổ sung, điều chỉnh một số điều của Luật Giáo dục cần bám sát, phù hợp với chủ trương đổi mới giáo dục, đào tạo của Đảng, Nhà nước; giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn triển khai; phù hợp với kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm căn cứ khoa học.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Mai Thị Anh cho biết, điểm mới trong dự thảo Luật là xác lập giáo dục nghề nghiệp là một cấp học, gồm hai bậc: trung học nghề và cao đẳng. Cách thiết kế này bảo đảm cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng phân rõ cấp học, phân loại rõ trình độ đào tạo và tăng cường tính mở, liên thông, phù hợp với Khung trình độ quốc gia và thông lệ quốc tế.

Dự thảo Luật quy định bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS thay cho việc Trưởng phòng GD&ĐT cấp huyện cấp bằng tốt nghiệp THCS; giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THPT/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THPT cấp bằng tốt nghiệp THPT thay cho việc Giám đốc Sở GD&ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi theo hướng bỏ Hội đồng trường (HĐT) ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập nhằm làm gọn bộ máy, tăng hiệu lực thực thi và tạo điều kiện để đổi mới thực chất hoạt động nhà trường dựa trên các thiết chế dân chủ sẵn có như cấp ủy, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Sư phạm...

Bộ GD&ĐT lý giải, việc bỏ cấp bằng tốt nghiệp THCS và phân cấp thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông là yêu cầu tất yếu nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước, đáp ứng thực tiễn quản lý giáo dục và tiệm cận thông lệ quốc tế. Theo đó, việc trao quyền cho người đứng đầu cơ sở giáo dục trong xác nhận, cấp bằng là bước đi cụ thể trong phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa cơ quan quản lý và cơ sở thực thi. Cùng đó, phù hợp với bản chất của phổ cập giáo dục THCS là chính sách xã hội, không phải là hệ thống đào tạo có đầu ra bằng cấp. Việc xác nhận hoàn thành chương trình học là đủ để phục vụ phân luồng, chuyển cấp, không cần thiết duy trì cơ chế cấp bằng hành chính. Điều quan trọng, việc thay thế cấp bằng bằng xác nhận hoàn thành chương trình vẫn bảo đảm đầy đủ căn cứ pháp lý cho người học chuyển cấp, học nghề hoặc học tiếp theo nguyện vọng…

Sửa đổi cần thực tế, khả thi

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết, phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo. Nguyên Thứ trưởng cũng đã lưu ý về các điểm mới bổ sung của dự thảo. Trong đó, với nội dung luật hóa quy định phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em từ 03 đến 05 tuổi, nguyên Thứ trưởng đặc biệt lưu ý về lộ trình triển khai, kinh phí, các điều kiện bảo đảm để thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tế, khả thi.

Về HĐT, trong báo cáo tổng kết việc thi hành Luật Giáo dục năm 2019, nhiều địa phương đã phản ánh thực trạng HĐT ở các trường mầm non và phổ thông công lập hoạt động hình thức. Việc duy trì HĐT trong bối cảnh đó không những không mang lại hiệu quả mà còn tăng gánh nặng hành chính.

Vì vậy, trên tinh thần tinh giản tổ chức và tăng tính tự chịu trách nhiệm của hiệu trưởng đối với trường công lập, việc bỏ quy định HĐT ở trường mầm non, phổ thông công lập trong dự thảo Luật là một bước đi cần thiết nhằm làm gọn bộ máy, tăng hiệu lực thực thi và tạo điều kiện để đổi mới thực chất hoạt động nhà trường dựa trên các thiết chế dân chủ sẵn có như cấp ủy, công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội đồng Sư phạm...

Về vấn đề này, cô giáo Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường THCS, THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) đề xuất bổ sung quy định về HĐT đối với hệ thống các cơ sở giáo dục tư thục nhằm tránh chồng chéo giữa các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch HĐT và hiệu trưởng nhà trường.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Sơn cũng có những lưu ý đối với Ban soạn thảo rà soát các quy định về nhà giáo, HĐT, dịch vụ giáo dục, đánh giá chương trình để tránh chồng chéo đối với các luật đang triển khai... Đơn cử như những quy định về “dịch vụ hỗ trợ giáo dục” cần phải làm rõ, quy định cụ thể để vừa bảo đảm tính khả thi, vừa bảo đảm đồng bộ với tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được quy định trong Luật Giáo dục đại học...

Tin cùng chuyên mục

Lợi dụng “liêm chính” để… vi phạm liêm chính?

Lợi dụng “liêm chính” để… vi phạm liêm chính?

(PLVN) -  Luật Nhà giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2026 quy định “nghiêm cấm các hành vi đăng tải, phát tán thông tin quy kết khi chưa có kết luận từ cơ quan có thẩm quyền”. Đây là điểm mới quan trọng, góp phần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh nhằm bảo vệ nhà giáo, nhà khoa học..

Đọc thêm

Hạn chế tối đa sự thay đổi sách giáo khoa khi thay đổi địa giới hành chính

 Không xáo trộn sách giáo khoa khi thay đổi địa giới hành chính vào 1/7 tới. (Ảnh minh họa: MOET)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa (SGK), sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành. Bộ xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính gồm: Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5, lớp 9); Địa lý (lớp 12); Lịch sử (lớp 10); Giáo dục Kinh tế và Pháp luật (lớp 10)...

Gia đình - “điểm tựa” giúp học sinh cuối cấp giảm áp lực thi cử

Phụ huynh luôn là “điểm tựa” an toàn cho các thí sinh trong mùa thi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
(PLVN) - Mặc dù trong những năm gần đây, các kỳ thi vào lớp 10, thi THPT Quốc gia đã có sự thay đổi nhằm giảm bớt áp lực cho các thí sinh. Tuy nhiên, đứng trước bước ngoặt liên quan trực tiếp đến định hướng, tương lai vẫn khiến các sĩ tử lo lắng, phụ huynh trở thành một chỗ dựa để giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cho các em.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Phú Thọ: Chủ động hỗ trợ thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đặc biệt lưu ý đến tình huống bất khả kháng do thời tiết, như việc cầu phao Phong Châu có thể bị cắt do mưa lũ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ vừa ban hành văn bản số 894 yêu cầu các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát kỹ số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cần hỗ trợ giúp đỡ về ăn, ở, đi lại... trong suốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương
(PLVN) - Cuối tuần vừa qua, trường Hy Vọng tổ chức lễ trưởng thành cho 21 học sinh, dấu mốc xúc động khép lại hành trình ba năm gắn bó tại mái trường đặc biệt này – nơi nuôi dưỡng các em chịu thiệt thòi, mất mát do Covid-19. Đó không chỉ là ngày tốt nghiệp mà còn là lời khẳng định: các em đã sẵn sàng để lớn lên, mạnh mẽ và độc lập bước vào hành trình mới của cuộc đời.

Triển lãm tranh 'Sĩ tử 2' động viên các thí sinh trước mùa thi

Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử. (ảnh B.C)
(PLVN) -  Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử và các hình ảnh thân quen trên hành trình thi cử, như: Hoa trạng nguyên, chiếc mũ tốt nghiệp… Sự kiện góp phần cổ vũ, động viên các thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.