Sữa có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K, nhiều nghiên cứu phân tích tổng hợp với số lượng lớn bệnh nhân cho thấy việc tiêu thụ sữa, đặc biệt là sữa ít béo, có tác dụng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tác dụng này phụ thuộc vào liều lượng, cứ tăng 1 cốc sữa toàn phần sẽ giảm 10% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Sữa được coi là thực phẩm duy nhất có chứa gần như tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Có một số cơ chế mà các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đó là do trong sữa có canxi, vitamin D, axit linoleic liên hợp (CLA), axit butyric (axit béo chuỗi ngắn), lactoferrin, vi khuẩn axit lactic và sphingolipid.

Canxi có thể bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Trong một phân tích tổng hợp về phản ứng với liều lượng của các nghiên cứu quan sát tiến cứu, người ta thấy rằng bổ sung canxi với liều lượng 300 mg/ngày làm giảm 8% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Một số cơ chế có thể giải thích tác dụng bảo vệ của canxi chống lại ung thư đại trực tràng là:

Ức chế sự tăng sinh, thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào và gây ra quá trình apoptosis của các tế bào khối u đại trực tràng;

Liên kết với các axit mật thứ cấp (axit mật được hình thành từ hoạt động của vi khuẩn đường ruột với axit mật do gan tổng hợp) hoặc axit béo ion hóa để ức chế khả năng biến đổi tế bào đại trực tràng của chúng;

Giảm đột biến gen K-rasgene ở đại trực tràng.

Bằng chứng cho thấy vitamin D hoặc thực phẩm có chứa vitamin D có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng còn hạn chế nhưng đều thống nhất với nhận định trên. Cũng như vậy, tác dụng của vitamin D và canxi có liên quan đến nhau vì cả hai đều hạn chế sự tăng sinh tế bào, gây ra sự biệt hóa và quá trình chết của tế bào đại trực tràng.

Tác dụng chống ung thư của axit linoleic liên hợp (CLA) đã được chứng minh trên nhiều mô hình động vật. Theo đó, CLA điều chỉnh quá trình sản xuất eicosanoids, giảm tổng hợp các prostaglandin, can thiệp vào các con đường truyền tín hiệu của tế bào, ức chế tổng hợp DNA, sửa đổi tính lưu động của màng tế bào, thúc đẩy quá trình apoptosis và điều chỉnh sự hình thành mạch.

Bằng chứng từ các nghiên cứu trên người còn hạn chế; tuy nhiên, nó cho thấy CLA có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng. Một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu thuần tập ở Thụy Điển đã chứng minh mối quan hệ nghịch đảo giữa các sản phẩm sữa giàu chất béo với CLA và ung thư đại trực tràng.

Các thành phần sữa khác như axit butyric, lactoferrin, vi khuẩn axit lactic và sphingolipid cũng có tác dụng phòng chống ung thư đại trực tràng. Acid butyric là một axit béo khác từ sữa được cho là có vai trò có lợi trong việc chống lại bệnh ung thư đại trực tràng. Nó đã được chứng minh là có khả năng ức chế sự tăng sinh và tạo ra sự biệt hóa trong các dòng tế bào khối u.

Trên các mô hình động vật, lactoferrin, một loại protein từ sữa, đã được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn quá trình sinh ung thư ở đại trực tràng và các cơ quan khác.

Ngoài ra, lactoferrin có thể ức chế sự phát triển của polyp tuyến ở người. Vi khuẩn axit lactic được tìm thấy trong các sản phẩm sữa lên men cũng có thể bảo vệ bề mặt biểu mô của đại trực tràng. Chúng có thể liên kết với bề mặt đỉnh của các tế bào đại trực tràng và ngăn chặn sự bài tiết chất độc từ vi khuẩn hoạt tính kém, do đó bảo vệ bề mặt biểu mô. Chất béo trong sữa sphingolipidsin cũng là một chất ức chế mạnh đối với sự phát triển của tế bào và có thể gây ra sự biệt hóa và quá trình chết rụng.

Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, có bằng chứng chắc chắn rằng các sản phẩm từ sữa (sữa nguyên chất, sữa, pho mát) có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, hy vọng sẽ có các nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ đầy đủ tất cả các cơ chế tiềm ẩn mà các sản phẩm sữa có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư đại trực tràng.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.