Sự vô ý đáng tiếc với 'em bé thứ 32'

Thông tin của một phụ huynh vì không đóng quỹ nên con không được dự liên hoan lớp, phải ngồi nhìn các bạn ăn uống. (Ảnh vtv.vn)
Thông tin của một phụ huynh vì không đóng quỹ nên con không được dự liên hoan lớp, phải ngồi nhìn các bạn ăn uống. (Ảnh vtv.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (27/5), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) một tỉnh phía Bắc đã có báo cáo gửi Bộ GD&ĐT về thông tin gây xôn xao trên mạng xã hội liên quan đến phản ánh của một phụ huynh vì không đóng quỹ nên con không được dự liên hoan lớp, phải ngồi nhìn các bạn ăn uống.

Báo cáo cho biết, chiều 24/5, ban đại diện cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm một lớp Một tại địa phương này tổ chức cho các em liên hoan cuối năm học. Trước đó 2 ngày, ban đại diện và giáo viên chủ nhiệm đã gửi thông báo lên nhóm Zalo của lớp về việc tổ chức buổi liên hoan.

Căn cứ “sự đồng thuận” của cha mẹ học sinh, đã thống nhất và quyết định tổ chức liên hoan cho các cháu, gồm bánh gato, bánh kẹo, đùi gà, xúc xích và khoai tây chiên. Riêng đùi gà, xúc xích và khoai tây chiên (mỗi suất giá 40 ngàn đồng), thì chỉ chuẩn bị 31 suất cho 31/32 học sinh. Một học sinh còn lại không được chuẩn bị, vì phụ huynh em bé này “không có ý kiến lên nhóm Zalo của lớp”.

Vào tiệc, “em bé thứ 32” cùng các bạn trong lớp ăn bánh gato và bánh kẹo khác; riêng đùi gà, xúc xích và khoai tây chiên em bé này không có suất ăn riêng, “song có ăn cùng các bạn”, báo cáo nêu.

Biết chuyện, phụ huynh của em bé đã đăng thông tin trên facebook cá nhân cho rằng con mình “không được suất ăn” trong buổi liên hoan lớp. Thông tin này được nhiều tài khoản facebook chia sẻ, vì ai cũng có con, ai cũng có thể rơi vào tình cảnh tương tự. Phụ huynh có thể vì bận bịu nên không vào mạng để cập nhật thông báo, nên “không có ý kiến lên nhóm Zalo của lớp”, rồi con mình không có suất ăn, là bức xúc có thể thông cảm.

Báo cáo đánh giá, nhà trường nhận thấy giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống, để xảy ra phản ứng đáng tiếc của phụ huynh như vừa qua. Đến sáng 26/5, trường đã tổ chức họp phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm lớp đã giải thích và nhận thiếu sót về mình trước cuộc họp về sự việc nêu trên. Qua sự việc, nhà trường yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trong toàn trường cũng như với giáo viên chủ nhiệm trên nhằm bảo đảm không xảy ra những sự việc tương tự trong thời gian tới.

Câu chuyện trên bắt nguồn từ sự việc rất bé, là suất ăn 40 ngàn đồng; nhưng đã trở thành chuyện “xé ra to”, phải báo cáo Bộ GD&ĐT, gây xôn xao mạng xã hội. Cha ông ta có câu “một miếng giữa đàng (đường - NV) bằng một sàng xó bếp”, ý nói trong cuộc sống, nhiều khi không quan trọng chuyện miếng ăn, mà quan trọng là sự tôn trọng, sự đối xử sao cho phù hợp, nhất là trong vụ việc này, đối tượng chịu thiệt thòi lại là đứa trẻ 6 tuổi.

Trong sự việc, còn một đối tượng đã góp phần gây ra câu chuyện phản cảm này, là ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp học. Giá như những người này cùng cô giáo chủ nhiệm tinh tế hơn, chu đáo hơn, thì đã chủ động liên hệ cha mẹ “em bé thứ 32” để lấy ý kiến. Đó là sự vô ý đáng tiếc, là sự thiếu tinh tế, thiếu chu đáo; mà các nhà trường, các giáo viên, các cha mẹ cần lưu ý rút kinh nghiệm; tránh để lặp lại các vụ việc tương tự.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

Thầy giáo người Chăm 'nặng lòng' với học sinh nghèo

(PLVN) - Thấy nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học vì gia đình khó khăn, thầy Y Da Pha (45 tuổi, dân tộc Chăm) đã vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm “tiếp sức” cho các em có điều kiện tiếp tục đến trường. Nhờ đó, nhiều học sinh đã vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi.

Đọc thêm

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên

Cháy trường mầm non ở Thái Nguyên
(PLVN) - Đám cháy bất ngờ bùng lên tại phòng chứa đồ dùng phục vụ học bán trú của học sinh, giáo viên thuộc một trường mầm non trên địa bàn TP Sông Công (Thái Nguyên ), rất may không gây thiệt hại về người.

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT

Nghệ An và hành trình bứt phá trong thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Nghệ An là một trong những tỉnh có bước đột phá nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với điểm trung bình tăng 10 bậc, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi tỉnh có số lượng thí sinh dự thi đứng thứ 4 cả nước với 11 huyện miền núi.

Vào đại học không… khó?

Thí sinh kỳ thi cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông 2006. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Từ ngay trước kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhiều trường đã công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm bằng học bạ. Không ít thí sinh đã tận dụng cơ hội này để giành suất vào đại học, nhằm giảm bớt áp lực lên kỳ thi tốt nghiệp, năm cuối cùng của kỳ thi theo chương trình 2006. Tuy nhiên, trường điểm chuẩn cao vút, trường lại chạm đáy…

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2024-2025

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiều 20/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. Được biết năm nay, địa phương này có 25 trường THPT công lập thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Trên 70 trường đại học công bố điểm sàn

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đến thời điểm hiện tại, có khoảng hơn 70 trường đại học đã công bố điểm sàn dựa trên các phương thức như: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá, điểm học bạ...

Phú Thọ có á khoa khối B00 toàn quốc

Với quyết tâm thí sinh Cao Hà Minh đã giành tấm vé vào đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT
(PLVN) - Thí sinh Cao Hà Minh, lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đạt 29,40 điểm là á khoa khối B00 toàn quốc, thủ khoa khối B00 toàn tỉnh (Toán: 9,4 điểm, Sinh học: 10 điểm, Hóa học: 10 điểm).

Ai chịu trách nhiệm chất lượng bữa ăn học đường?

Ảnh minh họa (Internet)
(PLVN) - Chất lượng bữa ăn học đường trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và cơ quan chức năng Việc lựa chọn và quản lý các đơn vị cung cấp bữa ăn học đường đang gặp nhiều vấn đề. Vậy trách nhiệm này sẽ thuộc về ai? Cơ quan chức năng, nhà trường hay phụ huynh học sinh?

Nghề giáo có cần giấy phép hành nghề?

 Dự thảo Luật Nhà giáo hy vọng tháo gỡ những “điểm nghẽn”, có học sinh mà thiếu giáo viên. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Vừa qua, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực họp phiên chuyên đề tham vấn ý kiến đối với một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tại đây, vấn đề pháp lý của giấy phép hành nghề dạy học trong mối quan hệ với các chứng chỉ, văn bằng khác đã được đặt ra.