Sự việc gây 'sốt mạng' khi học trực tuyến năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giáo viên lộ ảnh "nóng"; nam sinh viên văng tục, đòi "solo" thầy giáo; thầy mắng sinh viên  "óc trâu" trong lớp học online... là những sự việc gây "sốt mạng" năm 2021. 

Giáo viên "khoả thân" trong giờ học online

Mới đây, vụ việc phụ huynh ở Hà Nội tố cô giáo Tiếng Anh "khoả thân" khi dạy kèm học sinh học online 8 tuổi gây bức xúc cộng đồng mạng.

Theo lời tố của phụ huynh trên mạng xã hội, bình thường, con tự học một mình cùng cô giáo. Hôm đó, phụ huynh này vào xem con học và định nhờ cô kiểm tra thêm một bạn nhỏ nữa muốn theo học cùng thì tá hỏa phát hiện cô giáo không mặc quần áo.

Sau khi phản ánh lên trung tâm tiếng Anh, phụ huynh đã nhận được lời xin lỗi.

Đại diện trung tâm tiếng Anh cho biết, đơn vị đã nắm được vụ việc. Vụ việc giáo viên không mặc quần áo trong giờ dạy online 1:1 với nam sinh 8 tuổi bị lan truyền trên mạng xã hội chỉ là sự cố, không phải giáo viên cố ý.

Theo đại diện của trung tâm tiếng Anh, "cô giáo khỏa thân" trong giờ học trực tuyến vốn là nhân viên du lịch đi làm thêm trong đợt dịch này.

Theo trình bày của giáo viên, vào cuối buổi học do bị mẩn ngứa nên thay quần áo và không nghĩ vẫn ở trong camera. Đến khi phụ huynh đăng tải bài viết, giáo viên mới biết và chủ động nhận lỗi, xin nghỉ việc.

Trước đó, ngày 28/8, trong buổi tập huấn trực tuyến sử dụng SGK lớp 6 năm học 2021 - 2022 do Sở GD-ĐT Sơn La tổ chức, một cô giáo Vật lý đã làm việc riêng và để lộ hình ảnh "nóng". Cô giáo này đang công tác tại trường THCS Hua La (TP Sơn La).

Trường THCS Hua La đã tiến hành họp và giải quyết sự việc theo Nghị định số 112 về xử lý kỷ luật đối với viên chức. Nhà trường quyết định đưa ra mức kỷ luật Cảnh cáo.

Lãnh đạo nhà trường THCS Hua La cho biết, hiện nay trường chưa bố trí cô giáo trên đứng lớp. Nhà trường đã sắp xếp cho cô giáo phụ trách thiết bị trường học.

Vào khoảng tháng 10/2021, tại Đồng Tháp, trong giờ dạy học trực tuyến, một thầy giáo dạy lớp 11 ở TP Cao Lãnh làm lộ clip có hình ảnh nhạy cảm làm phụ huynh bức xúc.

Nguyên nhân giáo viên này chia sẻ một đoạn video clip với một người khác, phản ánh việc khó khăn trong sinh hoạt của các nữ công nhân của một công ty đang làm việc theo mô hình "3 tại chỗ" trong tình hình dịch COVID-19, trong đó có cảnh các công nhân nữ tắm tại khu nhà tắm chung.

Ngay sau đó, thầy giáo làm lộ clip nhạy cảm khi chat với đồng nghiệp trên đây đã tổ chức gặp gỡ phụ huynh xin lỗi về sự việc.

Tháng 11/2021 cũng tại Đồng Tháp, thêm một thầy giáo dạy Toán ở TP Sa Đéc làm lộ ảnh nhạy cảm của phụ nữ trong giờ học trực tuyến. Thầy giáo này đã xin lỗi học sinh và phụ huynh.

Nam sinh viên văng tục, đòi solo thầy giáo trong lớp học online

Mới đây nhất, trên mạng xã hội xuất hiện clip dài gần 3 phút ghi lại trong buổi học trực tuyến, một sinh viên luôn miệng văng tục, rồi tuyên bố “okie, buổi này tao nghỉ” với thầy giáo dạy bộ môn.

Theo clip lan truyền trên mạng, một sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic đã có lời lẽ, thái độ không hay, thậm chí văng tục, chửi bậy, thách giảng viên "lên phòng đào tạo solo" khi được hỏi lý do không thuộc bài.

Mở đầu clip, giảng viên nói: "thầy hỏi em, em có đi học buổi đầu tiên không?". Chưa để thầy nói hết câu, ngay lập tức giọng một nam sinh viên cắt ngang: "Có ai hoàn hảo đâu? Thầy có học được kinh tế không mà thầy bắt bẻ em".

Tiếp đó, thầy lại nhẹ nhàng giải thích: "Thầy chỉ hỏi em là em có học bài không thôi. Em cứ trả lời lòng vòng thế…". Nam sinh viên đáp: "Chắc chắn là phải đi rồi, thì sao thầy phải bắt bẻ như thế, mỗi người có ai hoàn hảo đâu?".

Giảng viên nhẹ nhàng nói tiếp: "Thế sao thầy bảo em không thuộc bài, mà em cứ lý do thế?". Tuy nhiên, nam sinh viên vẫn hỏi ngược lại: "Có tài mà không có đức thì vứt. Đây người ta vẫn đang tập luyện các kiểu thì lại bảo là không thuộc bài nọ kia. Thầy có học ở Harvard không? Thầy có làm được cái gì không?".

Trước thái độ hỗn hào, liên tục nói chuyện trống không rồi cắt ngang lời của sinh viên, thầy giáo vẫn bình tĩnh phân tích: "Em nói xong đi rồi thầy nói. Thầy hỏi em có đi học buổi đầu tiên hay không để thầy xem tình hình thế nào thôi".

Tuy nhiên, sinh viên này không ngừng lên giọng thách thức: "Em thích em nghỉ luôn... Lên phòng đào tạo solo luôn. Thích thì học,... thích thì thôi nhé".

Chưa dừng lại, trong khi các sinh viên khác chia sẻ với thầy giáo thì nam sinh viên này tiếp tục mắng thầy giáo rồi liên tiếp văng tục trong lớp học trực tuyến: "có giỏi được tất cả các môn không, có học kinh tế, có học marketing không… mà bắt bẻ sinh viên? Học phải có quá trình, học nữa, học mãi, học cả đời chứ học bữa đầu tiên ai lại điểm danh thế này?... Thằng này không biết nịnh bợ ai, không sợ ai đâu, cứ minh bạch mà làm… okie, buổi nay tao nghỉ".

Đại diện trường CĐ FPT Polytechnic cho biết sự việc xảy ra ngày 20/9. Lúc đó, sinh viên học lớp Vovinam online do thầy giáo, võ sư L.T.X giảng dạy.

Nhà trường đã liên hệ với sinh viên để làm tường trình sự việc, đồng thời cũng liên hệ với gia đình của sinh viên này. Theo thông tin gia đình cung cấp, hiện sức khỏe và tâm lý của sinh viên này đang bất ổn và đang được chăm sóc tại trạm xá.

Nhà trường cũng kêu gọi sinh viên không bàn luận thêm về việc này. Trường cũng sẽ căn cứ vào tường trình của thầy giáo, của sinh viên, của lớp trưởng..., đồng thời xem xét các yếu tố liên quan khác để ra quyết định xử lý vụ việc.

Thầy mắng sinh viên "óc trâu"

Cũng trong năm 2021, nhiều sự việc liên quan đến đạo đức thầy, trò trong lớp học online được đăng tải gây xôn xao dư luận.

Trong đó, một đoạn video ghi lại buổi học online được lan truyền trên các diễn đàn sinh viên khiến nhiều người bất bình vì thái độ của giảng viên.

Ngay từ đầu video, giảng viên đã mắng, gọi sinh viên là thằng: "Như là cái óc trâu vậy, nói hoài rồi cũng không làm, giảng cho thằng này, thằng kia không nghe rồi cũng y chang. Một việc đơn giản nhất, việc đánh số nó phải nằm trong hình chữ nhật, kêu hoài tại sao không làm? Tại sao?".

Một sinh viên lên tiếng giải thích: "Dạ, để em chỉnh lại", nhưng thầy giáo tiếp tục hét lên "Tại sao không làm? Tại sao không làm?".

PGS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa TP HCM, xác nhận đoạn video được lan truyền là một phần trong buổi học online của lớp thuộc bộ môn Cơ điện tử, khoa Cơ khí.

"Buổi học đã diễn ra vào khoảng 2 tuần trước. Khi nhận được thông tin phản ánh từ sinh viên, tôi đã trao đổi với ban giám hiệu và trực tiếp làm việc với giảng viên của lớp này, đề nghị thầy phải nhận sai và xin lỗi sinh viên", PGS Trần Thiên Phúc cho biết.

Sau đó, giảng viên đã nhận sai và xin lỗi tập thể lớp. Nhà trường có theo dõi các buổi học sau và nhận thấy giảng viên đã cải thiện thái độ, phương pháp giảng dạy.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.