Sự tích về Lễ Tạ ơn đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ

Lễ Tạ ơn là dịp gia  đình sum vầy, rất nhiều sự kiện văn hoá, mua sắm diễn ra thời điểm này
Lễ Tạ ơn là dịp gia đình sum vầy, rất nhiều sự kiện văn hoá, mua sắm diễn ra thời điểm này
(PLVN) - Lễ Tạ ơn (Thanksgiving) Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành là một trong những ngày lễ lâu đời và lớn nhất tại nước Mỹ. Nhưng ít ai biết rằng, thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Tạ ơn đầu tiên trên đất Mỹ đã tốn không ít giấy mực của các nhà sử học. Mặc dù Lễ Tạ ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại Saint Augustine (bang Florida), nhưng lễ Tạ ơn đầu tiên theo truyền thống lại được coi là vào năm 1621, tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth.

Lễ Tạ ơn đầu tiên?

Phần lớn học sinh Mỹ đều được biết, vào khoảng thế kỷ 17, một bộ phận người dân Anh đã bị Vua Jacques đệ nhất đuổi ra khỏi xứ vì không chịu cải đạo để theo tôn giáo của nhà vua. Họ gồm 102 thực dân Anh, trong đó có phụ nữ đang mang thai, một số thuỷ thủ và một số tín đồ sùng đạo Tin Lành, lịch sử gọi họ là Pilgrims (những người hành hương, những tín đồ Thanh giáo Anh…). 

Tại thời điểm này, các nhà nước châu Âu đều rơi vào khủng hoảng. Tại Anh, có những cuộc nổi loạn tôn giáo làm lộ ra sự xuống dốc của nền quân chủ và chế độ độc tài Cromwell, đẩy nước Anh vào 30 năm chiến tranh. Bên Pháp, cũng không hơn gì với sự nhiếp chính của Marie de Médicis sau khi Vua Henri IV bị ám sát... Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Leyde (Hà Lan) sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc. Do đó, nhóm người này quyết định sáng tạo một “Jérusalem mới” ở Tân Thế Giới (Châu Mỹ). Lúc đó nữ hoàng Elizabeth đệ nhất khuyến khích cho dân đến vùng Virginia (tên của Nữ hoàng), thuộc địa của Anh thời bấy giờ.

Các Pilgrims lên tàu vào tháng 9 năm 1620, trên chiếc Mayflower, một thuyền buồm trọng tải 180 tấn để đến vùng Virginia (tên của Nữ hoàng Elizebeth đệ nhất) - thuộc địa của Anh thời bấy giờ. Đó là một cuộc hành trình đằng đẵng đầy sóng gió, nguy hiểm và lạnh lẽo. Sau 65 ngày trên biển lạnh, đi qua 2750 hải lý, ngày 21 tháng 11 năm 1620 tàu cập bến Cape Cod, Plymouth Rock - một bờ biển chưa ai đặt chân tới (bang Massachusetts hiện nay) giữa mùa đông giá rét. Tuy biết là sai đường, nhưng họ phải xuống tàu và ký ngay ngày hôm đó một hiệp ước hòa bình với người dân da đỏ khu vực láng giềng (người Narranganset và Wampanoag). 

Tuy vậy, đói và lạnh là nguyên nhân khiến một nửa trong số nhóm người Pilgrims đã không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp do người dân da đỏ cung cấp. Chính vì thế, người Pilgrims đã tổ chức Lễ Thansgiving đầu tiên, vào tháng 11 năm 1621 để kỷ niệm vụ thu hoạch ngô thành công đầu tiên của chính người Pilgrims trồng trọt, cũng để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ tồn tại đến ngày hôm nay. Họ mời 91 người thổ dân da đỏ (Narranganset và Wampanoag) đã giúp họ sống sót năm đầu tiên trên đất Mỹ, dạy họ trồng bắp, săn thú rừng và tổ chức tiệc ăn uống vui vẻ. Đó là câu chuyện lịch sử mà đa phần trẻ em Mỹ đều được biết về ngày Lễ Tạ ơn đầu tiên. 

Bữa tiệc lễ Tạ ơn ngày nay gồm gà tây, bánh nướng, sốt việt quất...
Bữa tiệc lễ Tạ ơn ngày nay gồm gà tây, bánh nướng, sốt việt quất...

Người viết lại lịch sử

Nhưng thực ra, ngày lễ Tạ ơn đầu tiên trên đất Mỹ đã được kiểm chứng diễn ra khoảng sáu mươi năm trước khi người hành hương tổ chức Lễ Tạ ơn. Ngày 8 tháng 9 năm 1565, nhà thám hiểm Tây Ban Nha Don Pedro Menendez de Aviles đã đến bờ biển Florida. Các ghi chép thuộc địa chỉ ra rằng vào ngày họ lên bờ và để biết ơn vì đã đến nơi an toàn, người Tây Ban Nha đã cử hành Thánh lễ Tạ ơn, khối Công giáo đầu tiên trên đất Mỹ, và đặt tên cho vùng đất mới là St. Augustine (tên một vị thánh) mà ngày nay vẫn là St. Augustine (thuộc bang Florida). Theo ghi chép của Cha Francisco Lopez de Mendoza Grajales – người đã có mặt trong buổi lễ này, cho biết rằng các thành viên của bộ lạc Timucua, đã chiếm giữ địa điểm này trong hơn 4.000 năm đã chào đón Menéndez và nhóm khoảng 800 thực dân Công giáo của ông một cách hòa bình.

Từ những tài liệu ghi chép lại về tình trạng cạn kiệt thực phẩm dự trữ trên tàu của Menendez, bữa ăn mà người Tây Ban Nha và Timucua chia sẻ vào ngày 8 tháng 9 năm 1565, chủ yếu được cung cấp bởi người Timucua. Chế độ ăn uống của người Timucua bao gồm ngô, đậu, bí và bí ngô, cũng như gia cầm địa phương, sò, tôm, cá đối, hươu, … cá sấu. Ngoài ra, cũng có thể có anh đào tươi, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu và nho muscadine - mặc dù không có ghi chép về bất kỳ chiếc bánh nào trong bữa tiệc này. Về phía đóng góp của người Tây Ban Nha vào bữa ăn chung, đó có lẽ là cocido – món hầm truyền thống làm từ thịt lợn muối, đậu garbanzo, tẩm ướp tỏi, cùng bánh quy và rượu vang đỏ.

Điều thú vị là, Lễ Tạ ơn đầu tiên trên châu Mỹ đã được ghi chép lại trong cuốn sách The Cross in the Sand của Giáo sư Michael Gannon – Đại học Florida. Song, mặc dù cuốn sách của Tiến sĩ Gannon đã được xuất bản vào năm 1965, nhưng không ai chú ý đến tài liệu này cho đến năm 1985, khi một phóng viên tờ AP đã tình cờ tìm đến ông trong một kỳ nghỉ. Bài báo được công bố đã gây sốc giới truyền thông Mỹ bởi khi đó, Lễ Tạ ơn ở Plymouth đã là khoảnh khắc mang tính biểu tượng quốc gia. Ngay lúc đó, các nhà sử học phải nhìn nhận lại lịch sử, đặc biệt giới chuyên môn và ban lãnh đạo ở Plymouth (Massachusetts) phải nhanh chóng tổ chức cuộc họp khẩn cấp để xử lý thông tin này. Và lịch sử đã được viết lại khi sự thật đã được chứng minh, có người Tây Ban Nha ở Florida trước khi có người Anh ở Massachusetts. Nhưng chưa dừng ở đó, truyền thông vẫn còn náo động bởi nhóm người Anh giận dữ ở Plymouth, những người đã gọi Giáo sư Gannon là “người đã đánh cắp Lễ Tạ ơn” của họ.

Ngày lễ Tạ ơn đầu tiên ở Florida tổ chức bởi người Tây Ban Nha
Ngày lễ Tạ ơn đầu tiên ở Florida tổ chức bởi người Tây Ban Nha

Sau đó, tranh cãi về Lễ Tạ ơn đầu tiên còn diễn ra quyết liệt hơn, khi có người chỉ ra bữa tiệc Laudonniere 1515 là “mẹ” của tất cả các Lễ Tạ ơn của người Mỹ. Theo sử sách, trước Don Pedro Menendez de Aviles, đã có nhiều nhá thám hiểm châu Âu khác cũng đến Florida an toàn, bao gồm Juan Ponce de León (vào năm 1513 và 1521), Pánfilo de Narváez (1528), Hernando de Soto năm (1529), Cha Luis Cáncer (1949) và Tristán de Luna (1559). Vậy chắc chắn rằng, mỗi nhà thám hiểm này đã tiếp xúc với người bản địa và rất có thể, họ không chỉ nhận được lòng tốt và thiện chí của những người thổ dân , mà còn cả thức ăn của họ.

Từ những bằng chứng lịch sử đã được kiểm chứng, câu hỏi lớn hơn được đặt ra là, tại sao câu chuyện về người Pilgrims tổ chức Lễ Tạ ơn đầu tiên ở Massachusetts đã thay thế câu chuyện của người Công Giáo Tây Ban Nha hay nhóm người Pháp ở Florida. Điều này khiến chúng ta phải nhớ rằng: những người chiến thắng thường viết nên lịch sử. Người Anh đã đánh bại Tây Ban Nhà và Pháp để kiểm soát Bắc Mỹ. Do đó, chính luật pháp, phong tục, nghi lễ và truyền thống của Anh đã được quảng bá và trở thành nền tảng văn hoá của người dân sau này.

Tuy rằng còn nhiều điều gây tranh cãi từ ý nghĩa ẩn dụ của ngày lễ này, điều duy nhất chúng ta có thể khẳng định một cách chắc chắn và hợp lý, dù Lễ Tạ ơn được tổ chức lần đầu ở đâu và thời điểm nào, thì bữa tiệc đó cũng không thể bao gồm gà tây, khoai tây nghiền, nước sốt việt quất, đậu đũa đút lò, kẹo khoaiz, bánh nướng hồ đào Pecan… như ngày nay. Dù trong Lễ Tạ ơn của người Anh ở Plymouth có đề cập đến “turkey, dindon” (ý chỉ gà tây) nhưng có lẽ họ không thực sự chỉ ăn gà tây bởi vì chữ “turkey” thời bấy giờ để chỉ các loại gia cầm như gà, chim cút, chim trĩ… Chắc chắn họ cũng không thể làm bánh nướng nhân bí ngô vì họ không có bột và đường. Và phần lớn họ cũng không ăn khoai tây bởi khoai tây thời bấy giờ được cho là một loại rau củ độc (khoai tây khi nẩy mầm rất độc, đặc biệt ở phần mầm đang nhú, đó là khả năng tự vệ của khoai tây chống lại các côn trùng).

Phần lớn người Mỹ vẫn tin rằng lễ Tạ ơn đầu tiên diễn ra ở Plymouth, Massachusetts
Phần lớn người Mỹ vẫn tin rằng lễ Tạ ơn đầu tiên diễn ra ở Plymouth, Massachusetts

Nghĩa cử biết ơn cao quý

Lòng biết ơn là một nghĩa cử cao quý của con người. Phong tục này có trên khắp hoàn cầu và bộ tộc lâu đời nào cũng cử hành ít nhất là một lần trong năm với những tiệc thịnh soạn để ăn mừng mùa màng đã thu hoạch tốt. Thực vậy, từ thuở xa xưa chưa có lịch sử, loài người đã cử hành các cuộc tế, lễ để tỏ lòng biết ơn về những gì mà trời đất ban cho con người. Một trong những biểu tượng của sự tạ ơn, là cái sừng dê biểu hiệu sự phồn thịnh của người châu Âu. Cái sừng tượng trưng mùa màng tốt, từ chuyện thần thoại Hy Lạp: Zeus tặng cho Amalthea cái tù và bằng sừng dê như một cử chi biết ơn bà đã nuôi ông bằng sữa dê lúc ông còn nhỏ, rằng sừng này sẽ mang lại sự phồn thịnh cho những ai bà muốn ban phước.

Còn tại Việt Nam, sử chép rằng giống nòi Việt vốn dòng dõi Vua Thần Nông - vị vua giúp dân phát triển việc trồng lúa để giải quyết vấn đề thực phẩm cho dân chúng,  hàng năm tổ chức nhiều ngày hội hè ăn mừng được mùa. Đặc biệt là ngày Tết Nguyên đán, nhà vua cử hành lễ tế trời đất và dân gian nấu bánh chưng và bánh dày làm lễ cúng trời đất.

Tin cùng chuyên mục

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.