Sự tích truyền kỳ về nữ tướng quân miền biển diệt giặc

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Về Hải Phòng hỏi đến nữ tướng Lê Chân, ai cũng biết bà là người có công lớn trong việc đặt nền móng gây dựng vùng đất này. Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng và cũng được coi là Thành hoàng của Hải Phòng.

Thù nhà, nợ nước lòng bà xao động hơn biển lớn

Trong tác phẩm “Nữ tướng thời Trưng Vương”, nhà văn Nguyễn Khắc Xương – con trưởng của danh sỹ Tản Đà đã kể lại quá trình bà Lê Chân gây dựng vùng đất Hải Phòng cũng như tài năng xuất chúng của bà.

Nữ tướng Lê Chân sinh ra ở một làng nhỏ có tên An Biên (nay thuộc xã Thụy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), cha là một vị lương y, mẹ là một người thuần hậu. Năm bà 18 tuổi, Thái thú Tô Định trong một lần đi kinh lý qua miền Đông Triều được nghe tên quan đô hộ trong địa hạt tâu rằng: “Lê Chân, người con gái đẹp nhất Đông Triều, tóc đen như mun, mày đen như cánh nhạn và nước da hồng như hoa phù dung”. Tham sắc, Thái thú Tô Định đã dùng quyền thế bắt ép bà về làm vợ, khi bị cha bà từ chối, hắn đã nhẫn tâm bắt giết song thân của bà.

tượng nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng

tượng nữ tướng Lê Chân tại Hải Phòng

Trước cảnh nước mất nhà tan, bà tới mộ mẹ khóc lóc khấn xin mẹ phù hộ cho trả được thù nhà và cùng 18 người trẻ nữa rời quê nhà, vượt biển để đến một vùng đất chưa có tên. Địa thế nơi đây chỉ có cát và sóng biển, có đá và cây rừng. Núi đá phủ cây từng mảng chạy ra biển như muốn chặn đứng biển lại. Biển tung sóng mạnh quật vào đá, thách thức.

“Làng mới chưa có tên. Từ ngày làng đặt chiếc cột đầu tiên trên nền cát cho tới hôm nhận được người của biển đưa vào tròn ba tháng. Tối hôm đó, làng họp nhận người mới và đặt tên làng. Họ đặt tên làng là An Biên, vì An Biên là tên làng cũ của họ và cũng là của chủ làng bấy giờ: Lê Chân”, nhà văn Nguyễn Khắc Xương kể lại.

Ngoài vẻ đẹp như tiên nữ, bà còn có một sức khỏe phi thường. “Khi 6 người con trai không nhấc nổi đòn khiêng một cây thủy tùng, nàng ghé mình vào và cây gỗ nhẹ đi trên vai những người con trai lực lưỡng...” (Nguyễn Khắc Xương, Nữ tướng thời Trưng Vương). Với ý chí vượt qua mọi gian khó, chỉ sau 3 năm, ngôi làng do bà Lê Chân làm chủ từ một vùng đất khắc nghiệt, giờ đây đã có những túp lều mới mọc lên, có tiếng trẻ con ríu rít, quanh làng trồng khoai, trên núi trồng lúa, trong vườn nuôi gà. Giờ đây người làng đã có bánh nếp, thịt lợn để ăn.

Ngôi làng ngày một mở rộng, trên chiếc bản đồ ở huyện trị An Đông, giặc ghi “An Biên trại” và chúng tìm đến đây bắt trai làng đến những hòn đảo và buộc họ ở đây hàng tháng trời để mò ngọc trai, săn cá biển và tìm san hô, sò huyết nộp cho chúng... Trước cảnh trái tai gai mắt ấy, lòng bà Lê Chân xao động hơn biển lớn. Bà vừa là người chủ làng vừa là người thủ lĩnh. Bà đến nơi đây không phải để trốn kẻ thù mà để đánh chúng. Đã 5 năm nay, từ khi lễ mồ mẹ và khấn vong cha ra đi, bà vẫn nghĩ tới điều đó.

Bà thành lập một đội nghĩa dũng quân gồm 31 người, trong đó có 8 cô gái khỏe mạnh được chọn làm nữ vệ quân. Còn những nghĩa quân nam đều là những người được chọn tuyển lựa kỹ càng, vừa gan dạ, vừa khỏe mạnh. Nghĩa quân vừa tập dượt, lại lo chuẩn bị lương thực lâu dài. Đánh giặc lâu dài phải có gạo, làng biển không có gạo, bà lấy cá đổi gạo. Vì sức mỏng, nghĩa quân không thể đánh thành lũy và đồn trại kẻ thù. Nghĩa quân dùng chiến thuật đánh du kích, đón những con đường giặc đi, đón những đoàn chuyển lương chuyển thuế, những đoàn cống phẩm, những đoàn giải tù, giải phu mà đánh.

Con cá kình biển Đông

Từ làng này sang làng khác, từ những làng ven biển vào tới những động và trại trong núi, người ta kể với nhau những chuyện thần kỳ về nữ tướng Lê Chân, người con gái anh hùng và đoàn quân dũng mãnh của bà, mở ra một cuộc vùng dậy của những người bị áp bức vùng duyên hải quật cường.

Hằng năm, cứ đến mùa xuân là người dân Hải Phòng về đền Nghè và đình An Biên dự Lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân vào ngày sinh của bà.

Hằng năm, cứ đến mùa xuân là người dân Hải Phòng về đền Nghè và đình An Biên dự Lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân vào ngày sinh của bà.

Giặc khiếp hãi nữ tướng Lê Chân. Chúng đặt cho bà cái tên: “Con cá kình biển Đông”. Cá kình tung sóng quẫy mình, nền đô hộ của giặc miền duyên hải rung rinh chao đảo và như ngụp chìm dưới những làn sóng mạnh. Dưới ngọn cờ của bà, nhân dân miền biển vùng dậy, nhiều chúa động và chủ làng tìm đến xin quy phục bà. Nữ tướng Lê Chân đã tổ chức được quân doanh chia làm năm đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Mùa xuân năm Canh Tý (40), hưởng ứng lời hịch của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù/Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng/Ba kẻo oan ức lòng chồng/Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”, bà chỉ huy các quân vây đánh thành châu Bản Lập, chém giết và bắt hơn một nghìn quân tướng đô hộ.

Nghĩa quân chiếm giữ thành trì. Những người con của làng biển An Biên, những người lính chiến đầu tiên của nghĩa quân vùng biển Đông xúc động chảy nước mắt khi thấy nữ soái của mình đứng trên tướng đài, tươi cười nhìn cả năm quân chỉnh tề trong ngày đại lễ.

Những người con của làng biển An Biên thấy nữ chủ tướng cười, với những giọt nước mắt long lanh trên gò mà. Họ biết rằng cũng như họ, nữ chủ tướng Lê Chân vụt nghĩ đến cái làng nhỏ bé với sáu cái lều con ven biển, nghĩ đến đội nghĩa quân đầu tiên ba mươi mốt người thiếu áo mặc, thiếu lương ăn, nghĩ đến những ngày đào củ trong rừng, những đêm biển gầm phá tan những chiếc mảng của những con người sống trên biển cả…

Gần 2.000 năm sau, kể từ khoảnh khắc ấy, làng An Biên bây giờ đã trở thành phường An Biên nằm ở quận trung tâm - quận Lê Chân của một trong những thành phố lớn nước - Hải Phòng. Ghi nhớ công ơn của nữ tướng quân miền biển, người dân nơi đây đã ngàn đời thờ phụng bà tại Đền Nghè (số 53 đường Lê Chân, phường An Biên) và tôn thờ bà làm Thánh mẫu, Thành hoàng của cả TP Hải Phòng.

Hằng năm, cứ đến mùa xuân là người dân Hải Phòng về đền Nghè và đình An Biên dự Lễ hội tưởng niệm nữ tướng Lê Chân vào ngày sinh của bà. Lễ hội diễn ra tưng bừng từ ngày 8 đến 10/2 âm lịch. Trong 3 ngày đó, người dân đến đền, qua đình thắp nén hương thơm dâng lên Thánh Mẫu Lê Chân và cầu mong một năm mới suôn sẻ, mọi việc may mắn, tốt lành. Theo truyền thống, lễ vật dâng lên Thánh Mẫu ngoài hương hoa, xôi quả, còn có thịt lợn làm sạch, bỏ lòng gan đem tế sống. Sau đó, thịt này sẽ được chia đều cho dân làng. Ngoài ra, lễ vật dâng lên còn có bánh giày, gà, ngan, sò, ốc, cua bể và bún. Tương truyền, đó là những món ăn mà sinh thời bà Lê Chân ưa thích.

Sau đám rước là lễ tế gợi nhắc công ơn của nữ tướng Lê Chân đối với dân tộc và đối với thành phố Hải Phòng. Trong lễ tế này, các sắc phong của các triều đại dành cho bà cũng được đọc lên trước sự thành kính của dân làng. Lễ hội nữ tướng Lê Chân chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2016.

Đặc sắc những lễ hội mùa xuân biết ơn người phụ nữ

Hình tượng người phụ nữ có tầm quan trọng đặc biệt trong nhiều tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Vào mùa xuân, rất nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc được nhân dân thực hiện để tưởng nhớ, tôn vinh những người phụ nữ.

Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ) khai Hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm. Một trong những nghi lễ đặc biệt thiêng liêng trong Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ là Lễ tế nữ quan do đội tế nữ chủ trì.

Vào mùng 6 Tết hàng năm, hàng ngàn du khách thập phương đổ về đền Hai Bà Trưng ở huyện Mê Linh, Hà Nội để dự Lễ hội kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Lễ hội được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, góp phần nâng cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Lễ hội Phủ Dầy (Kim Thái, Vụ Bản, Nam Định) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, nổi tiếng với nghi lễ chầu văn - hầu đồng, một nghi thức tín ngưỡng tiêu biểu nhất của đạo Mẫu, trở thành tiêu biểu của Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch. Năm 2001, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được công nhận là lễ hội cấp Quốc gia. Năm 2014, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng ý Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan lập hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội vía Bà chúa Xứ núi Sam (tỉnh An Giang), trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đệ trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho được diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch tại đền Bà Chúa Kho (thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh). Tương truyền, Bà Chúa Kho có dung nhan xinh đẹp, lại thông minh, khéo léo, được vua Lý lấy về và phong là Linh Từ Quốc Chế. Bà giúp vua Lý và triều đình tổ chức sản xuất, tích trữ và trông nom kho lương thực tại núi Kho. Từ năm 1989, khi Đền Bà Chúa Kho được Nhà nước xếp hạng và được nhân dân địa phương trùng tu tôn tạo, mở rộng với quy mô lớn, địa chỉ này càng trở nên thu hút đông đảo du khách thập phương.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.