Sự thật về việc bà Phấn cho Công ty Phương Trang mượn tiền

Sự thật về việc bà Phấn cho Công ty Phương Trang mượn tiền
(PLO) - Bà Hứa Thị Phấn “vịn” vào lý do Công ty Phương Trang nợ mình nên sử dụng tài sản của công ty này thế chấp và Ngân hàng “nhà” Trustbank của mình để cấn trừ, gây thất thoát cho Trustbank hàng ngàn tỷ đồng, đẩy dư nợ về cho Công ty Phương Trang. Thế nên trước khi chính thức khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định việc có hay không việc nhóm Phương Trang mượn tiền của cá nhân bà Phấn và nhóm Phú Mỹ là một việc hết sức quan trọng.

Do xác định ngay từ đầu nên cơ quan điều tra nhiều lần gửi giấy yêu cầu bà Hứa Thị Phấn giải thích về các vấn đề này. Thế nhưng, bà Hứa Thị Phấn sử dụng nhiều chiêu để 'câu giờ', song cuối cùng trước những chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được, bà Phấn buộc phải thừa nhận sự thật.

Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, bắt đầu từ ngày 4/6/2015, Cơ quan điều tra Bộ Công an bắt đầu điều tra về việc bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phú Mỹ sử dụng các khoản vay trị giá hơn 7.000 tỷ đồng của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Trustbank mà bà Phấn cùng thuộc cấp đã sử dụng giấy tờ của công ty này để thế chấp.

Mặc dù được yêu cầu nhiều lần, thế nhưng bà Phấn cung cấp rất nhỏ giọt. 

Mãi đến ngày 21/7/2015, khi được cơ quan điều tra yêu cầu bà Hứa Thị Phấn giải thích, cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh việc bà và nhóm Phú Mỹ của mình thực có cho nhóm Phương Trang vay tiền hay không? Nguồn tiền bà Phấn và nhóm Phú Mỹ của mình có để cho nhóm Phương Trang vay?

Đến lúc này bà Phấn mới chịu nói về các khoản vay này. Theo đó, bà Hứa Thị Phấn và nhóm Phú Mỹ của mình (trong khoảng thời gian từ ngày ngày 28/5/2010 đến ngày 7/12/2011) đã cho nhóm Phương Trang vay tiền mặt 28 khoản với tổng số tiền hơn 2.764 tỷ đồng. Cũng theo bà Phấn đối với khoản tiền này nhóm Phương Trang đã tất toán một phần, hiện còn dư nợ 748 tỷ đồng và 400 ngàn đô la Mỹ.

Tuy nhiên, khi được cơ quan điều tra yêu cầu bà Phấn cung cấp các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến các khoản vay này thì bà Hứa Thị Phấn cho biết đã…xé bỏ, chỉ còn lại 6 biên nhận liên quan đến các khoản vay mà bà Phấn cho rằng Phương Trang còn nợ mình (!?).

Tương tự, bà Hứa Thị Phấn cũng cho biết, từ ngày 26/8/2010 đến ngày 10/2/2012, bà đã cho nhóm Phương Trang mượn 39 khoản với số tiền là hơn 1.327 tỷ đồng, 2 ha đất tại quận 2 (TP Hồ Chí Minh) để thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ có khoản tiền 210 tỷ đồng Công ty Phương Trang mượn là được bà Phấn ghi nhận vào ngày 14/3/2012. Các khoản còn lại bà khai không nhớ.

Về nguồn tiền để cho vay, mấu chốt để xác định bà Hứa Thị Phấn có thực sự cho Công ty Phương Trang mượn- lý do để sau đó bà sử dụng giấy tờ của công ty này thế chấp cho Trústbank để cấn trừ hay chuyện mượn nợ này được bà “trùm” Hứa Thị Phấn vẽ ra để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Trustbank, sau đó đẩy dư nợ về phía Công ty Phương Trang thì ra sao? 

Trả lời cơ quan điều tra về vấn đề này trong ngày 21/7/2015, bà Hứa Thị Phấn cho biết để có nguồn tiền hơn 2.764 tỷ đồng cho Công ty Phương Trang mượn bà chỉ nhớ…rất ít.

Cụ thể, bà Phấn chỉ nhớ 232 tỷ đồng lấy từ tiền giải ngân các khoản vay của các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bà; 906,1 tỷ đồng được rút từ tài khoản thanh toán và tiền gửi có thời hạn thuộc các cá nhân nhóm Phú Mỹ, trong đó có bà Phấn được gửi tại ngân hàng “nhà” Trustbank của mình. Tuy nhiên, khi được cơ quan điều tra đề nghị cung cấp giấy tờ chứng minh về nguồn gốc các khoản tiền này, bà Phấn chỉ cung cấp được 11 giấy (photo) các giấy lãnh tiền cho cơ quan điều tra.

Về nguồn tiền hơn 1.327 tỷ mà theo bà Phấn là bà và nhóm Phú Mỹ của mình đứng ra trả lãi thay cho các khoản vay của nhóm Phương Trang, bà Phấn cũng chỉ nhớ và cung cấp tài liệu chứng minh rất ít.

Cụ thể, bà Hứa Thị Phấn chỉ nhớ 719 tỷ đồng được lấy từ tiền giải ngân các khoản vay của nhóm Phú Mỹ tại ngân hàng “nhà” Trustbank đã tất toán. Tuy nhiên, khi trả lời cơ quan điều tra, bà Phấn nói bà và các cá nhân thuộc nhóm Phú Mỹ của bà không một ai nhớ cá nhân nào thuộc nhóm mình đã đứng tên vay và chỉ giải thích với các điều tra một cách mơ hồ rằng các “cá nhân trên nằm trong danh sách 23 các nhân thuộc nhóm Phú Mỹ”.

Về khoản 502,7 tỷ đồng mà theo bà Phấn là được dùng để thay nhóm Phương Trang trả nợ, bà Phấn khai được rút tiền mặt từ các tài khoản của mình tại ngân hàng Trustbank. Tuy nhiên, cũng giống như khoản tiền mà bà trình bày trước đó, bà chỉ cung cấp được bản photo của 23 giấy lĩnh tiền do chính ngân hàng của mình cung cấp.

Mặc dù bà Hứa Thị Phấn cố tình quanh co, song tài liệu thu thập được đã cho thấy thực tế giữa Công ty Phương Trang và bà Hứa Thị Phấn không tồn tại mối quan cho mượn qua lại. Và việc “bà trùm” Hứa Thị Phấn “vịn” vào mối quan hệ này để lấy giấy tờ của Công ty Phương Trang thế chấp vào Ngân hàng Trustbank để cấn trừ, đẩy dư nợ về cho Công ty Phương Trang chỉ là một bức tranh tưởng tượng do bà và các thuộc cấp tự vẽ nên./.

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.