Sự thật về "quả bom nổi” kinh hoàng đã tàn phá thành phố Beirut

Một chiếc trực thăng chiến đấu Lebanon phía trên hiện trường vụ nổ.
Một chiếc trực thăng chiến đấu Lebanon phía trên hiện trường vụ nổ.
(PLVN) - Khi cuộc điều tra của Lebanon về vụ nổ tàn khốc ở Beirut vẫn tiếp diễn, các tài liệu mới được CNN xem xét tiết lộ rằng một chuyến hàng 2.750 tấn amoni nitrat đã đến Beirut trên một con tàu thuộc sở hữu của một thương gia Nga vào năm 2013. 

Con tàu có tên MV Rhosus, trên hành trình đến Mozambique  đã dừng lại ở Beirut do khó khăn tài chính. Trên tài có thủy thủ đoàn người Nga và Ukraine.  

"Quả bom nổi"

Vụ nổ kinh hoàng xảy ra hôm thứ Ba – 4/8 tại thủ đô Beirut của Lebanon làm rung chuyển thành phố, khiến ít nhất 135 người chết và 5.000 người bị thương.  

Sau khi xảy ra vụ nổ, chính quyền Lebanon dù chưa nêu tên tàu MV Rhosus là nguồn gốc của vụ  nổ, nhưng Thủ tướng Hassan Diab cho biết vụ nổ là do 2.750 tấn ammonium nitrate gây ra. Ông nói thêm rằng chất này đã được lưu trữ trong 6 năm tại kho cảng mà không có biện pháp an toàn.

Hôm 5/8, Bộ trưởng Thông tin Lebanon Manal Abdel Samad Najd cho biết có những giấy tờ và tài liệu có từ năm 2014 chứng minh sự tồn tại của một cuộc trao đổi thông tin về "tài liệu" bị chính quyền Lebanon tịch thu, và đang xem xét việc trao đổi này liên quan đến nguyên nhân tiềm ẩn của vụ nổ chết người ở Beirut như thế nào. 

Giám đốc an ninh của Lebanon cũng cho biết một “vật liệu nổ mạnh” đã bị tịch thu từ nhiều năm trước và được lưu trữ trong nhà kho, chỉ cách các khu mua sắm và phố đêm của Beirut vài phút đi bộ. 

Vào năm 2013, tàu MV Rhosus khởi hành từ Batumi (Georgia) đi Mozambique. Thuyền trưởng là ông Vladimir Prokoshev.

Con tàu thuộc sở hữu của một công ty có tên Teto Shipping, mà các thành viên của phi hành đoàn cho biết tàu thuộc sở hữu của Igor Grechushkin - một doanh nhân gốc Khabarovsk (Nga) cư trú tại Síp.

MV Rhosus mang theo 2.750 tấn ammonium nitrate, một hóa chất công nghiệp thường được sử dụng trên toàn thế giới làm phân bón và nguyên liệu làm thuốc nổ công nghiệp.

Con tàu treo cờ Moldova dừng lại ở Hy Lạp để tiếp nhiên liệu. Khi đó, chủ tàu nói với thủy thủ đoàn người Nga và Ukraine rằng họ hết tiền và sẽ phải nhận thêm hàng hóa để trang trải chi phí đi lại. Điều đó khiến con tàu đi đường vòng ghé Beirut.

Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường.

Lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường.

Khi đến Beirut, tàu MV Rhosus đã bị chính quyền cảng địa phương bắt giữ do "vi phạm nghiêm trọng trong việc điều hành tàu", chưa thanh toán phí cho cảng. Chủ tàu cũng bị thủy thủ đoàn Nga và Ukraine khiếu nại, theo Liên minh Thuyền viên Nga (liên kết với Liên đoàn Công nhân Vận tải Quốc tế, hay ITF) - tổ chức đại diện cho các thủy thủ Nga - nói với CNN.

Con tàu không bao giờ nối lại hành trình của nó.

Theo Thuyền trưởng Prokoshev, các thủy thủ đã ở trên con tàu trong 11 tháng với ít lương thực được cung cấp . " Cuối cùng, chúng tôi phải bán nhiên liệu và sử dụng tiền để thuê luật sư vì không có sự giúp đỡ, chủ sở hữu thậm chí không cung cấp cho chúng tôi thức ăn hoặc nước uống", Prokoshev nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh với Echo Moscow vào thứ Tư – 5/8.

Cuối cùng họ sẽ từ bỏ con tàu. "Theo thông tin của chúng tôi, phi hành đoàn Nga sau đó đã được hồi hương về quê hương của họ, tiền lương không được trả", công đoàn nói với CNN.

"Vào thời điểm đó, trên tàu có hàng hóa đặc biệt nguy hiểm - ammonium nitrate, mà chính quyền cảng Beirut không cho phép dỡ hoặc chuyển sang tàu khác", ông nói thêm.

Năm 2014, Mikhail Voytenko - người điều hành một ấn phẩm trực tuyến theo dõi hoạt động hàng hải - mô tả con tàu như một "quả bom nổi".

Vụ nổ xảy ra gần cảng ở thủ đô Lebanon.

Vụ nổ xảy ra gần cảng ở thủ đô Lebanon.

Lời cảnh báo bị lãng quên

Theo các email được trao đổi bởi Prokoshev và một luật sư Charbel Dagher có trụ sở tại Beirut , người đại diện cho phi hành đoàn ở Lebanon, ammonium nitrate đã được dỡ xuống cảng của Beirut vào tháng 11/2014. Hóa chất này được lưu trữ trong nhà chứa máy bay 6 năm qua, mặc dù nhiều lần cảnh báo từ ông Badri Daher - Giám đốc Hải quan Lebanon - về "mối nguy hiểm cực độ" mà hàng hóa gây ra.

Các tài liệu của tòa án mà CNN có được cho thấy rằng Daher và người tiền nhiệm của ông từ năm 2014 đã nhiều lần gửi đơn sang tòa án của Beirut để giúp xử lý số hàng hóa nguy hiểm này. "Trong các văn bản số 19320/2014 ngày 5/12/2014 và ngày 5/6/2015 [...] của chúng tôi, chúng tôi đã yêu cầu quý vị ra lệnh cho Nhà chức trách Cảng có trách nhiệm tái xuất Amoni Nitrate đã được đưa ra khỏi tàu Rhosus và đưa vào Nhà chứa hải quan số 12 tại cảng Beirut", Daher viết năm 2017.

Ông thậm chí còn đề nghị bán hàng hóa nguy hiểm cho quân đội Lebanon nhưng không có kết quả, theo các tài liệu của tòa án.

Daher đã xác nhận với CNN hôm 5/8 rằng văn phòng của ông đã gửi "tổng cộng sáu bức thư cho các cơ quan pháp lý" nhưng không có bức thư nào được trả lời. "Chính quyền cảng không nên cho phép tàu giảm tải hóa chất vào cảng", ông nói, "Các hóa chất ban đầu sẽ đến Mozambique, không phải Lebanon."

Khói đỏ lên sau vụ nổ, có thể thấy được từ cách xa hàng dặm. "Điều tôi cảm thấy là đó là một trận động đất" - Rania Masri, cư dân Beirut, nói với CNN.
Khói đỏ lên sau vụ nổ, có thể thấy được từ cách xa hàng dặm. "Điều tôi cảm thấy là đó là một trận động đất" - Rania Masri, cư dân Beirut, nói với CNN. 

Hôm thứ Tư, Tổng Giám đốc của Beirut Port Hassan Kraytem nói với kênh truyền hình địa phương OTV: "Chúng tôi lưu trữ tài liệu trong kho số 12 tại cảng Beirut theo lệnh của tòa án. Chúng tôi biết rằng chúng là những vật liệu nguy hiểm, nhưng không đến mức đó. "

Kraytem cũng nói rằng vấn đề loại bỏ vật liệu nổ đã được An ninh Nhà nước và Hải quan đưa ra, nhưng vẫn chưa được thực hiện. Chỉ trước khi xảy ra vụ nổ vài tiếng, một cánh cửa nhà kho còn được bảo trì sửa chữa.

Ammonium nitrate đã liên quan đến các vụ nổ công nghiệp chết người trong quá khứ, và được lưu ý là cần phải xử lý cẩn thận.

"Có một số vụ nổ nổi tiếng liên quan đến việc ammonium nitrate bị lưu trữ kém, ví dụ như ở Oppau , Đức, ở Galveston Bay, Texas và gần đây ở Waco, Texas hay Thiên Tân ở Trung Quốc", Andrea Sella, Giáo sư Hóa học vô cơ tại Đại học College London, nói với Trung tâm truyền thông khoa học.

Một vụ nổ có quy mô tương tự với vụ nổ của Beirut là vụ nổ ở Thành phố Texas năm 1947, gây ra bởi 2.300 tấn Mỹ (khoảng 2.087 tấn) ammonium nitrate. Vụ hỏa hoạn do vụ nổ gây ra đã làm hư hại hơn 1.000 tòa nhà và làm chết gần 400 người, theo trang web của Hiệp hội lịch sử Texas.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.