Sự thật phía sau những vụ việc nhức nhối của lao động tàu cá

4 thuyền viên bị bán được giải cứu
4 thuyền viên bị bán được giải cứu
(PLO) -Thời gian qua, lao động trên biển thiếu hụt nên đã phát sinh nhiều hình thức cung cấp lao động thông qua môi giới (“cò”). Nhiều đối tượng “cò” đã dùng các thủ đoạn như cho vay tiền, bắt nhốt để buộc viết giấy vay nợ, khống chế, bắt buộc người tìm việc phải đi biển làm công trả nợ. Một số lao động do bị ép buộc đã liều mình nhảy xuống biển. Số khác ứng tiền trước sau đó nhảy xuống biển bỏ trốn. Nhiều người đã chết, mất tích khi nhảy xuống biển.

Tạm ứng tiền công rồi liều mình nhảy xuống biển, người chết, người mất tích

Ngày 29/9/2017, Đồn Biên phòng (BP) Đất Mũi, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cà Mau đã ra quyết định xử phạt hành chính 3 đối tượng gồm: Trung Hoàng Sơn (ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân), Nguyễn Văn Vũ và Thạch Văn Trưởng (cùng ở xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, Cà Mau) mỗi đối tượng 1,5 triệu đồng về hành vi dùng thủ đoạn gian dối bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, ngày 23/9, Đồn BP Đất Mũi tiếp nhận 3 ngư dân trên từ tàu đánh cá của ông Phù Việt Dũng (ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển). Ba người này cho biết, họ cùng đi làm thuê trên tàu đánh cá của một chủ ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Trên tàu có tất cả 9 người, xuất bến qua cửa Sông Đốc từ ngày 27/8. 

Trong lúc đánh bắt, 3 người này và cùng với 2 người là Lê Văn Lợi (ở phường 2, TP Sóc Trăng) và Nguyễn Văn Hải (ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) bàn nhau tìm cách vào bờ vì bị bóc lột sức lao động, tiền công không thỏa đáng. 5 người đã ôm phao nhảy xuống biển trốn vào bờ. Bơi được một lúc thì hai người kia bị tách ra.

Khi trôi dạt trên biển đến khoảng 22h ngày 22/9, Sơn, Vũ, Trưởng được tàu đánh cá của ông Phù Việt Dũng phát hiện cứu vớt. Ngày 26/9, ngư dân xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân phát hiện 1 xác chết trôi dạt cách cửa biển Gò Công khoảng 2 km về hướng Tây. Nạn nhân được xác định là Nguyễn Văn Hải. Đến nay, đối tượng Lê Văn Lợi vẫn chưa có thông tin.

Tại Đồn BP Đất Mũi, sau 4 ngày được chăm sóc sức khoẻ và làm việc với cán bộ điều tra, Sơn, Vũ, Trưởng khai nhận, đã ứng tiền trước của chủ tàu mỗi người 15 triệu đồng, nhưng mới ra biển làm được hơn 20 ngày thì nảy sinh ý định nhảy xuống biển trốn vào bờ tìm phương tiện khác để tiếp tục đi làm.

Bị khởi tố vì mua bán người đưa đi lao động tàu cá

Vì nợ tiền, hoặc bị “cò” lao động vờ giới thiệu việc làm, nhiều người lao động đã bị bắt nhốt, bị ép viết giấy vay nợ với lãi suất “cắt cổ”. Sau đó, họ bị bán cho các chủ tàu để trừ nợ bằng cách đưa ra biển đánh bắt hải sản và bị đối xử tàn tệ với đồng lương rẻ mạt. Nhiều thuyền viên không chịu nổi đã làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. Từ đây, cơ quan điều tra đã tìm ra nhiều đường dây chuyên “cò” lao động đi biển, giam giữ người trái pháp luật, thậm chí đánh đập người lao động.

20h ngày 16/12/2017, tại khu vực Trạm kiểm soát biên phòng Công trình 15 (thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), lực lượng phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ Chỉ huy BĐBP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn 2, Cục PCMT&TP BĐBP đã giải cứu thành công 4 thuyền viên của tàu cá BV 5969TS do Trần Thế Tây (SN 1986, trú tại ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang) có hành vi giam giữ, cưỡng ép lao động. 4 thuyền viên được giải cứu gồm: Nguyễn Văn Huy Tâm (SN 1984, ở xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, An Giang), Sơn Thương (SN 1988, ở thị trấn A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu), Lê Hữu Thành (SN 1987, ở xã An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) và Phạm Văn Cảnh (SN 1976, ở xã Trà Ôn, huyện Phú Thành, tỉnh Vĩnh Long).

Các thuyền viên kể: Khoảng đầu tháng 11/2017, 4 người từ quê lên TP Hồ Chí Minh (HCM) tìm việc làm, đến bến xe An Sương thì gặp một số xe ôm làm quen, giới thiệu có chỗ làm ngày 8 tiếng, thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng, được nghỉ 4 ngày chủ nhật. Các thuyền viên đồng ý và được các tài xế xe ôm chở đến một cơ sở dịch vụ tại TP HCM. Nhân viên cơ sở này giữ chứng minh nhân dân của 4 người rồi kêu xe ôm chở 4 người tìm việc làm từ TP HCM đi Vũng Tàu. Đến nơi, những người chạy xe ôm buộc 4 người phải trả 3 triệu đồng tiền xe.

Do không có tiền trả tiền xe ôm nên các thuyền viên được một người phụ nữ tên Vân và Trần Văn Vũ (SN 1990, ở đường Lưu Chí Hiếu, phường 10, TP Vũng Tàu) cho vay, rồi bắt ép viết giấy vay nợ. Sau đó, Vũ đưa các thuyền viên vào một căn phòng nhỏ, khóa cửa, cử người trông coi, không cho đi lại, tiếp xúc với người ngoài. Ngày 3/12, Vũ và Vân giao 4 thuyền viên trên cho Nguyễn Ngọc Trung (SN 1988, ở đường Lê Lợi, TP Vũng Tàu) đi xe ra Đà Nẵng, bán cho Trần Thế Tây với giá 15 triệu đồng/người. Sau khi nhận 4 thuyền viên từ Nguyễn Ngọc Trung, Tây khống chế đưa họ xuống tàu BV 5969TS, để đi khai thác hải sản lấy công trừ tiền mà Vũ đã bỏ ra.

Khi  tàu cá BV 5969TS về Đà Nẵng để bán cá, vệ sinh tàu thuyền, ngày 16/12, 4 thuyền viên xin Thuyền trưởng Tây cho lên bờ đi chùa Linh Ứng, Đà Nẵng. Thuyền trưởng đồng ý cho đi nhưng phân công một người đi cùng để giám sát. Khi lên chùa, các thuyền viên này không có tiền trong túi nên đã xin một ni cô gọi nhờ điện thoại nhưng ni cô trả lời: nhà chùa không dùng điện thoại.

Khi biết câu chuyện của họ, ni cô này đã cho các ngư dân 100.000 đồng để đón taxi về công an phường trình báo sự việc. Sau khi ghi nhận sự việc, công an phường đưa nhóm thuyền viên tới Biên phòng Sơn Trà để xác minh, giải quyết. Lực lượng Biên phòng đã tiến hành giải cứu 4 nạn nhân và điều tra vụ việc, tiến hành bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây mua bán người là Nguyễn Ngọc Trung và Trần Văn Vũ vào ngày 20/12/2017.

Ngày 25/12, Biên phòng TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Ngọc Trung và Trần Văn Vũ về hành vi mua bán người.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.