Sự nhân từ của người cha và bản án lương tâm dành cho đứa con lầm lỗi

Bị cáo Dũng tại tòa.
Bị cáo Dũng tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 30 năm sống nơi đất khách quê người, xa vợ, xa con nên ông Thụy khó lòng nói những lời khuyên răn nhẹ nhàng đối với đứa con trai năm nay đã ngoài 50 tuổi của mình. Nhưng trong lòng ông, tình thương đối với con luôn hiện hữu. Thế nên khi bị con đả thương tới suýt mất mạng, ông vẫn thứ tha rồi tự trách bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha.

Đứa con lầm lỗi suýt đoạt mạng cha trong cơn nóng giận

TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Phạm Anh Dũng (SN 1967, ở xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) ra xét xử về tội “Giết người”. Bị hại trong vụ án là ông Phạm Gia Thụy (SN 1946, bố ruột Dũng).

Sau khi bị cáo được dẫn giải tới tòa, một lúc sau, ông Dũng và vợ là bà Nguyễn Thị Thành (SN 1951) cũng có mặt tại tòa. Được biết để có mặt tại tòa, vợ chồng ông lão 75 tuổi đã phải dậy sớm bắt xe bus đến Bến xe Mỹ Đình, sau đó đi xe ôm tới tòa. Trước khi đi, bà Thành còn vào bếp nấu cho con một ít xôi xéo - là món mà Dũng thích ăn nhất. Nhìn cảnh ông bà dìu dắt nhau trên tay còn cầm túi đồ ăn đã được chuẩn bị sẵn vào phòng xử, ai cũng cám cảnh đến đau lòng. Chỉ vì một phút nóng giận thiếu kiểm soát, Dũng đã khiến cha mẹ ở tuổi gần đất xa trời phải đau lòng vì mình.

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 19h ngày 1/12/2020, gia đình ông Thụy gồm ông, bà Thành và Dũng ăn cơm tối tại nhà. Trong bữa ăn, do Dũng muốn đi mua rượu về uống, vợ chồng ông Thụy không đồng ý dẫn đến việc hai cha con mâu thuẫn, cãi chửi nhau. Bực tức, Dũng đập phá bát ăn cơm trên mâm.

Thấy nghịch tử hỗn láo, ông lão già yếu nói: “Mày không được đập cái gì trong nhà này”. Vừa dứt lời, ông Thụy bị Dũng vung tay tát nhiều cái vào mặt. Sau đó, hai cha con xông vào vật lộn với nhau.

Khi được Công an viên xã Quảng Phú đến để hòa giải thì ông Thụy và Dũng dừng lại không đánh nhau nữa. Lúc này, bà Thành đi xuống bếp ngồi còn Dũng và ông Thụy cùng ra bàn ngồi uống nước.

Dũng lấy phích để rót nước uống thì lại bị ông Thụy dùng tay gạt làm rơi phích xuống đất vỡ. Dũng liền dùng hai tay gạt các mảnh vỡ của phích nước, tự đả thương mình. Sau đó, Dũng và ông Thụy tiếp tục cãi chửi nhau.

Do bực tức, Dũng đứng dậy ra hiên nhà lấy con dao nhọn đi vào đứng đối diện bố. Chĩa mũi dao vào đấng sinh thành, Dũng gằn giọng: “Ông có tin là tôi đâm ông không”. Nghe con trai nói vậy, ông Thụy ưỡn ngực rồi dùng tay phải tóm vào cổ tay phải Dũng nói: “Mày đâm đi”. Vừa dứt lời, ông lão bị con trai dùng dao đâm thẳng vào ngực.

Bị đâm, ông Thụy kêu lên và dùng tay ôm vết thương đi ra phía cổng. Về phía Dũng, sau khi dùng dao đâm cha đã đi theo đấng sinh thành. Khi theo cha mẹ đến cổng nhà hàng xóm, Dũng thấy bố ngất xỉu. Do đó, Dũng vào nhà một hàng xóm gần đó nhờ họ gọi giúp taxi để đưa ông Thụy đi cấp cứu. Do được hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời nên ông Thụy may mắn thoát chết, bị tổn hại 15% sức khỏe.

Ngày 2/12/2020, Dũng tới cơ quan công an đầu thú. Sau đó, Dũng bị truy tố, đưa ra xét xử về tội “Giết người”. Tại tòa, bị cáo Dũng thừa nhận hành vi nhưng cho rằng không cố ý tước đoạt mạng sống của bố. “Lúc đó, bị cáo đã uống chút rượu và không kiểm soát được hành vi của mình”, bị cáo Dũng nói tại tòa.

Về phần mình, khi được HĐXX hỏi, ông Thụy đã nghẹn giọng nói rằng sự việc xảy ra là ngoài mong muốn của hai cha con. Theo lời của ông Thụy, con trai ông là một người hiền lành, chỉ khi rượu vào mới mất kiểm soát. Trước đó, Dũng từng cầm dao dọa giết bố. “Tuy nhiên, Dũng chỉ dọa mà không dám làm”, ông lão 75 tuổi nghẹn ngào cho biết.

Sự nhân từ của người cha đánh thức lương tâm nghịch tử

Khi HĐXX vào nghị án, vợ chồng ông Thụy ngồi thẫn thờ, hướng ánh mắt về phía con trai. Theo lời kể của vợ chồng ông Thụy, Dũng là con trai thứ hai trong gia đình có 3 anh em. Do con trai lớn chẳng may mất trong một tai nạn giao thông khi tham gia bộ đội ở chiến trường biên giới phía Bắc, vợ chồng ông Thụy dồn hết tình yêu thương cho Dũng và con út. Vợ chồng họ cũng đặt nhiều hi vọng vào Dũng nhưng tất cả đã tan thành mây khói.

Theo lời kể của ông Thụy, trước đây, gia đình ông được coi là nề nếp, gia giáo. Bản thân ông là giảng viên dạy đại học, bà Thành là công nhân. Năm 1969, ông được cử đi công tác tại Liên Bang Nga. Sau khi về hưu, ông được giữ lại để công tác tiếp. Những năm ông công tác ở Liên Bang Nga, bà Thành ở nhà, một mình nuôi các con khôn lớn.

Về phía ông Thụy, dù công tác ở nước ngoài song mỗi năm ông đều cố gắng về nước một hai lần để thăm vợ con. Không về được thì ông gửi tiền và vật dụng sinh hoạt từ Nga về cho vợ con.

Theo lời ông Thụy kể, năm 1982, ông ở Nga thì được tin Dũng vướng vào ma túy. Bao nhiêu đồ đạc trong nhà, Dũng đều mang đi bán để có tiền hút, chích. Thậm chí, Dũng còn cầm cố xe của cơ quan, vay mượn bạn bè, đồng nghiệp để có tiền thỏa mãn cơn nghiện của mình. Bà Thành ở nhà phải bán nhà trong phố cổ để trả nợ cho con. Sau đó, gia đình bà Thành chuyển ra ngoại thành sinh sống. Tiền và hàng hoá mà ông Thụy gửi về cho vợ con đều bị Dũng mang đi bán…

Thương con, vợ chồng ông Thụy động viên Dũng đi cai nghiện. Dũng cũng nghe lời đi cai nghiện nhưng rồi lại tái nghiện. Tuy nhiên sau nhiều năm nghiện ngập ma túy, Dũng cũng cai nghiện thành công. Nhưng chưa kịp báo đáp ơn sinh thành của cha mẹ, Dũng lại vướng vào rượu, trở thành con nghiện. Mỗi lần uống rượu, Dũng không ý thức được việc mình làm, thường xuyên chửi mắng mẹ.

Cuối năm 2019, ông Thuỵ về quê khi tình hình dịch bệnh căng thẳng và bà Thành sức khoẻ ngày càng yếu. Khi về Việt Nam, ông Thụy cũng không mang được tài sản gì về cho vợ con ngoài tấm thân già nua.

Từ ngày về sống cùng vợ con, ông Thụy cũng liên tục giục Dũng lấy vợ, sinh con để sau này giúp cha mẹ hương khói tổ tiên. Tuy nhiên, Dũng không thực hiện theo mà tỏ ra cáu gắt với ông Thụy. “Có lẽ con vẫn còn trách móc tôi bỏ rơi vợ và các con để phiêu bạt ở trời Tây”, ông Thụy ngậm ngùi và cho biết việc ra nước ngoài học tập, công tác là bất đắc dĩ. “Nó trách bố lúc say, còn lúc tỉnh thì vẫn yêu thương bố…”, ông Thụy nói thêm.

Với hành vi nêu trên, sau khi nghị án, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Dũng 13 năm tù về tội “Giết người”. Bởi theo HĐXX, hành vi của bị cáo Dũng đặc biệt nghiêm trọng, trực tiếp xâm phạm tính mạng sức khoẻ của người khác, vi phạm thuần phong mỹ tục của Việt Nam…

Nghe tòa tuyên con trai 13 năm tù, ông Thụy vội đứng dậy nói trong nước mắt: “Xin toà hãy tha cho cháu, gia đình tôi xin được tự dạy bảo cháu ở nhà”. Tuy nhiên, vị chủ toạ giải thích, tòa xử lý theo quy định của pháp luật, ông Thuỵ có thể làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho con ông trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nghe cha già bật khóc xin cho mình, khi bị dẫn giải ra xe thùng, Dũng nói cha mẹ hãy yên tâm, con nhất định sẽ cai rượu để trở thành người tốt. Nghe con nói, vợ chồng ông Thụy mắt đỏ hoe. Ông Thụy tự trách bản thân đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha với con mình. Sau đó, vợ chồng già dìu nhau ra cổng tòa gọi xe ôm để ra bến xe Mỹ Đình bắt xe trở về nhà. Có lẽ sau phiên tòa này đứa con lầm đường lạc lối của vợ chồng ông lão 75 tuổi sẽ hướng về nẻo thiện.

Tin cùng chuyên mục

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Đọc thêm

Vụ cho ở rồi mất đất ở Cao Bằng: Nguyên đơn không đồng tình với phán quyết của TAND Cấp cao tại Hà Nội

Các văn bản ông Hoàng Văn Tiến gửi đi và nhận lại từ các cơ quan chức từ khoảng 15 năm qua.
(PLVN) -Vì thương gia đình ông Mã Văn Chỉnh không có đất ở, bố mẹ ông Hoàng Văn Tiến đã cho gia đình ông Chỉnh ở nhờ. Nhưng sau đó, ông Chỉnh đã tự ý làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã đem mảnh đất này bán cho người khác. Vụ việc đã được TAND tỉnh Cao Bằng đưa ra xét xử sơ thẩm. Phiên toà phúc thẩm tại TAND Cấp cao tại Hà Nội diễn ra ngày 8/4/2022, luật sư đã phân tích những vi phạm nghiêm trọng ở cấp toà sơ thẩm, dù vậy, ông Tiến vẫn chưa đòi lại được đất đã cho ông Mã Văn Chỉnh mượn.

Quan điểm Toà – Viện “vênh” nhau, nguyên đơn kêu cứu đề nghị giám đốc thẩm lại vụ án

Ảnh chụp bản án sơ thẩm, phúc thẩm và Quyết định giám đốc thẩm vụ án.
(PLVN) - Về vụ án này, các cấp Viện kiểm sát không đồng tình với Toà trong việc đánh giá chứng cứ cũng như quan điểm giải quyết vụ án nên đã có kháng nghị lên cấp phúc thẩm và sau đó kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị huỷ án nhưng đều không được Toà chấp nhận. Dư luận băn khoăn: cùng một vụ việc tại sao cách nhìn nhận, quan điểm vận dụng pháp luật của hai cơ quan pháp luật lại “vênh” nhau?

Vết máu không cùng nhóm “lên tiếng” sau 15 năm im lặng

Thực nghiệm lại hiện trường vụ cướp của giết người xảy ra 15 năm trước.
(PLVN) - Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Lào Cai từ năm 2006 nhưng không tìm ra hung thủ. 15 năm sau, vào năm 2021, chỉ từ một tình tiết tình cờ, kẻ thủ ác đã phải tra tay vào còng số 8 nhờ sự xác minh danh tính của khoa học pháp y...

Lộ tẩy hành vi tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép từ hai người ngoại quốc lang thang

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - TAND TP Hà Nội đã đưa bị cáo Trương Thị Quyên (SN 1986, ở Nghệ An), Nguyễn Hữu Trung (SN 1989, ở Gia Lâm, Hà Nội) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1980, ở Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử về tội “Tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép”. Đây là những người đã tổ chức đưa 2 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam khi dịch COVID-19 bùng phát hồi đầu năm.

Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ (Tiếp theo kỳ trước)

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Như đã phản ánh ở kỳ trước, trước khi phát hiện rơi từ tầng 10 xuống đất tử vong, anh Nguyễn Xuân L - Giám đốc một Trung tâm dạy nghề có đưa cho vợ một khoản tiền lớn. Vì vậy, người vợ goá không chỉ gánh trên mình nỗi đau mất chồng mà còn phải đeo thêm tiếng oan từ những nghi kỵ của gia đình chồng.

“Tay quỷ” hóa giải nỗi oan góa phụ trẻ

(Hình minh họa).
(PLVN) - Giải phẫu tử thi để giải mã bí ẩn cái chết nên giới pháp y bị gán cho biệt danh là “tay quỷ”. Tuy nhiên, hoạt động của “tay quỷ” đó lại phục vụ cho “tâm Phật” là sự thật, cho công lý. Câu chuyện hóa giải nỗi oan giết chồng của người vợ trẻ đã minh chứng cho hành trình pháp y “tay quỷ - tâm Phật” như thế. 

Tình ngoài luồng phá nát hai gia đình

Bị cáo Tùng tại tòa.
(PLVN) - Dù đang có vợ, có chồng song Tùng và chị L. vẫn bất chấp luân thường đạo lý, vụng trộm yêu đương. Khi bị chồng phát hiện, khuyên can, chị L. quyết định chia tay với Tùng để quay về làm người vợ, người mẹ tốt. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, chị L. bị Tùng đoạt mạng bằng hàng chục nhát dao.

Xác định công sức cho người quản lý di sản thừa kế

(Hình minh họa).
(PLVN) - Chia di sản thừa kế là những vụ tranh chấp có yếu tố quan hệ gia đình, giữa những người thân, mặt khác còn phức tạp về nội dung tranh chấp nên ẩn chứa nhiều vấn đề và thông thường các sự kiện pháp lý không thể hiện rõ ràng bằng các tài liệu chứng cứ.

Những vết thương trên thi thể tố cáo hành vi giết bạn của gã đàn ông

Nguyễn Đức Thủy tại cơ quan công an.
(PLVN) - Vụ án xảy ra từ hơn một năm trước nhưng đến giờ nhắc lại, nhiều người vẫn bàng hoàng bởi hung thủ ra tay tàn độc, tạo hiện trường giả một vụ nạn nhân tự gây tai nạn giao thông một cách rất tinh vi... Nhưng tất cả không qua được con mắt tinh tường và giàu kinh nghiệm của cơ quan cảnh sát điều tra...