Sự mô phạm của người thầy

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự việc phụ huynh mang dao xông vào trường uy hiếp Hiệu trưởng xảy ra ở một trường tiểu học thuộc tỉnh Thanh Hóa gần đây đã thu hút mối quan tâm rất lớn từ dư luận. Không ít ý kiến cho rằng “thành trì” của đạo lý “Tôn sư, trọng đạo” – một truyền thống tốt đẹp đã bị “xuyên thủng”!

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ và vụ việc này xảy ra mới có cảnh báo về sự mai một của đạo lý “Tôn sư, trọng đạo”. Có lẽ, từ lâu lắm rồi, từ ngày mà cuộc sống nhà giáo khó khăn, tìm mọi cách để kiếm kế sinh nhai, từ bán nước chè đến bơm xe đạp, buôn bán đường dài…

Rồi, sự thương mại hóa học đường mượn danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục” thịnh hành ở khắp các địa phương, tất cả các cấp học. Tiếp đến là các vấn nạn dạy thêm, học thêm, phong trào “Sổ vàng”, “đóng góp tự nguyện”… Tất cả những thứ đó đều nhắm đến tiền và tiền có thể chi phối ngược lại các mối quan hệ thầy – trò, phụ huynh – giáo viên, nhà trường – gia đình.

Hình ảnh người thầy mô phạm đâu còn nữa trong con mắt của mọi người thì còn đâu sự gìn giữ truyền thống “tôn sư”? Thành trì của giáo dục là kính thầy, trọng đạo lý đã bị xói mòn trong tâm thức cộng đồng, đặc biệt là những người đi học.

Trở lại với vụ việc trên, ông bố có những đứa con bị “bêu” ở trường do chưa nộp tiền bảo hiểm bắt buộc đã bị khởi tố về hành vi quá khích của mình trong một cơn nóng nảy không kiềm chế. Còn ông Hiệu trưởng cũng đang bị xem xét về hành vi phản giáo dục của mình.

Dư luận vẫn chưa thể nguôi ngoai, chưa hết lo lắng và vẫn có những ý kiến trái chiều nhau, nhất là, cùng thời điểm với vụ việc này, cũng có nhiều sự việc khác xảy ra trong khuôn viên nhà trường làm người trong cuộc và xã hội đau lòng.

Thế mới thấy, sự mô phạm cần phải có của người thầy, tức là mẫu mực ứng xử trong mọi mối quan hệ, đó mới chính là chất kết dính làm nên sự vững chãi của thành trì “tôn sư, trọng đạo”!

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.