'Sứ mệnh mới' của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: PV)
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực.

Ngày 11/12, tại Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, năm 2019, chúng ta đã đặt tên, khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với sứ mệnh "Make in Viet Nam": “Nghiên cứu tại Việt Nam, Sáng tạo tại Việt Nam, Làm ra tại Việt Nam”, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, và hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công, mà còn là sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu. “Muốn đi xa thì hãy nhớ lấy sứ mệnh ban đầu ấy”, Bộ trưởng nhắc nhở.

Nêu rõ chủ đề Diễn đàn năm nay, Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh, phát triển kinh tế số thì quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Người thực hiện phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp công nghệ số. Mấy năm qua, chúng ta để việc này cho các ngành nên sự phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam rất chậm.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, phát triển ứng dụng số cho các ngành cũng chính là sáng tạo sản phẩm, cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Hàng chục nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và lĩnh vực. Đây chính là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực.

Phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. Việt Nam nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng tăng năng suất lao động thì nay, lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2024 cũng sẽ là năm thương mại hóa, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực và là năm đầu tiên chúng ta thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Vì vậy, Bộ trưởng khẳng định: “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam thì chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng”.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy. (Ảnh: PV)

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy. (Ảnh: PV)

Phát biểu chào mừng Diễn đàn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thử thách chưa từng có từ đầu nhiệm kỳ tới nay, song tỉnh Quảng Ninh đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, ý chí tự lực, tự cường, kiên trì nỗ lực, chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành toàn diện 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin. Có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã có những tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng, chuẩn bị năng lực sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tiếp nối, kế thừa những kết quả đạt được nêu trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 09 về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên ba trụ cột đó là Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số. Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung lãnh đạo chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 35% GRDP của tỉnh. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh, Diễn đàn năm nay là cơ hội để các chuyên gia, các nhà hoạch định chiến lược, chính sách, các doanh nghiệp cùng đông đảo các đại biểu thảo luận, chia sẻ nhận thức, xu thế, tầm nhìn. Đồng thời, tìm ra các định hướng, giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Make in Viet Nam thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số là mối quan tâm, mục tiêu của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng sẽ giúp tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, TP trong cả nước nói chung có những định hướng xây dựng phát triển các doanh nghiệp công nghệ số. Từ đó thúc đẩy, hoàn thành các mục chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số đã được xác định trong các chủ trương, định hướng của Trung ương và các địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Phổ cập công nghệ cho DN vừa và nhỏ (SME) là một trong những “nút thắt” cần được ưu tiên tháo gỡ. (Ảnh minh họa)

Doanh nghiệp công nghệ và những nút thắt cần tháo gỡ

(PLVN) - Chính phủ đang đặt kỳ vọng lớn vào khoa học công nghệ như một động lực tăng trưởng mới, khi đề xuất nâng mức chi lên 3% tổng chi ngân sách năm 2025 và hướng tới 2% GDP giai đoạn 2020 - 2030. Mặc dù đây là một nguồn lực chưa từng có tiền lệ, nhưng theo các doanh nghiệp công nghệ, để những nguồn lực ấy thực sự phát huy hiệu quả, điều cốt lõi là phải “gỡ” điểm nghẽn từ thực tiễn.

Đọc thêm

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung

Đà Nẵng khẳng định vai trò cửa ngõ đầu tư Hoa Kỳ vào miền Trung
(PLVN) - Diễn đàn “khai thác sức mạnh đầu tư của Hoa Kỳ vào miền Trung - Việt Nam” không chỉ là sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, mà còn mở ra chương mới trong việc hiện thực hóa tầm nhìn Đà Nẵng trở thành cửa ngõ kinh tế thế giới, từng bước xác lập vị thế mới trong chuỗi giá trị toàn cầu.

kiện toàn Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ NN&MT

Bộ phận Một cửa cơ sở 1 dự kiến được đặt tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, số 10, Tôn Thất Thuyết (Hà Nội). Ảnh: Minh Hoàng.
(PLVN) -Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án kiện toàn Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Mưa lớn gây ngập nghiêm trọng, Bộ Công Thương yêu cầu tạm dừng thi công ở vùng nguy cơ lũ quét

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sau nhiều ngày mưa lớn kéo dài, nhiều địa phương miền núi, trung du Bắc Bộ ghi nhận ngập lụt nghiêm trọng. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương chủ động ứng phó, tạm dừng thi công các công trình công nghiệp ở khu vực có nguy cơ cao, bảo đảm an toàn hồ đập, cung cấp điện và dự trữ hàng hóa thiết yếu cho người dân vùng ngập, chia cắt.

Công bố thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Công bố thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng
(PLVN) - Sáng 22/6, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) Đà Nẵng. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham dự lễ và trao Quyết định cho TP Đà Nẵng.

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực

Tổ chức lại hệ thống 14 Chi nhánh Ngân hàng nhà nước khu vực
(PLVN) - Nhằm đảm bảo hệ thống vận hành đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với mô hình quản lý hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập, Ngân hàng nhà nước đã ban hành 14 Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 14 NHNN Khu vực (trừ NHNN Khu vực 1).

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng

Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán trực tuyến cấp Bộ trưởng
(PLVN) - Trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có phiên đàm phán cùng lúc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick và Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer theo hình thức trực tuyến vào lúc 21h00 ngày 19/6/2025 (giờ Việt Nam).

Kỳ 3: Từ cải cách thể chế đến hạ tầng đồng bộ: Lào Cai mở lối cho kinh tế tư nhân phát triển

Khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
(PLVN) - Lào Cai đã và đang kiên định xây dựng một chính quyền kiến tạo, phục vụ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Điều này không chỉ khơi thông nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân (KTTN), mà còn tạo ra đòn bẩy chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại tỉnh biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt này.

ABAC III: Cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch ABAC Việt Nam thông tin tại buổi họp báo.
(PLVN) -  Với chủ đề “Cầu nối - Doanh nghiệp - Vươn xa”, Kỳ họp lần thứ ba của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC 2025 (ABAC III) sẽ diễn ra tại TP Hải Phòng (từ ngày 15 - 18/7). Đây được xem là cơ hội lớn để thu hút đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Trung tâm logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa - Vũng Tàu): 'Trái tim' mới của chuỗi cung ứng toàn cầu

Một góc cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải.

(PLVN) - Không chỉ là “hậu phương” cho cụm cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam, Trung tâm logistics (TTLG) Cái Mép Hạ kỳ vọng trở thành một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi tích hợp đầy đủ cảng biển, kho vận, chế biến, phân phối, dịch vụ giá trị gia tăng… Nếu được phát triển đúng hướng, đây sẽ là trung tâm logistics quốc tế đầu tiên của Việt Nam mang tầm khu vực.

Hộ kinh doanh có bị truy thu khi áp dụng hóa đơn điện tử?

Doanh thu khai báo tăng lên khi sử dụng hóa đơn điện tử không phải là cơ sở để truy thu.
(PLVN) - Liên quan đến những lo ngại bị truy thu thuế của hộ kinh doanh khi áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, lãnh đạo Cục Thuế khẳng định, cơ quan thuế chỉ truy thu số thuế đã bị bỏ sót hoặc khai báo không trung thực từ các kỳ trước đó.

Kỳ 2: Tháo gỡ “điểm nghẽn” - Nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành

Các doanh nghiệp kỳ vọng chính quyền xác lập tư duy đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tác phát triển để tháo gỡ khó khăn, đưa kinh tế tư nhân phát triển.
(PLVN) -  Kinh tế tư nhân tỉnh Lào Cai đã có những bước chuyển mình rõ rệt, song để vươn tới vị trí “động lực quan trọng của nền kinh tế” khu vực này vẫn đang đối diện với nhiều “nút thắt” còn tồn tại. Từ thể chế, hạ tầng đến thị trường và nguồn nhân lực, tất cả đều cần được khơi thông nếu muốn tư nhân thực sự “bứt phá”.