Sự khác biệt trong mâm cơm ngày Tết của 3 miền Việt Nam

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc có nhiều món ăn thơm ngon, đẹp mắt.
Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc có nhiều món ăn thơm ngon, đẹp mắt.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tết Nguyên Đán là dịp sum vầy, náo nức của mỗi gia đình Việt Nam. Mâm cơm ngày Tết là nơi thể hiện nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền, từ Bắc chí Nam.

Mâm cỗ Tết cũng là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người Việt. Tết cổ truyền tượng trưng cho khởi đầu cho một năm mới, mong muốn một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn người ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ Tết đầy đủ để tưởng nhớ đến ông bà, Tổ tiên, cầu mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, học hành tấn tới, gia đình sung túc làm ăn phát tài phát lộc.

Mâm cơm ngày Tết của mỗi miền đều có những món ăn truyền thống riêng biệt, phản ánh phong cách sống, khí hậu và văn hóa ẩm thực của người dân vùng đó.

Mâm cơm Tết miền Bắc: Truyền thống và đầy đủ

Mâm cỗ miền Bắc được cho là có sự tinh tế, thể hiện rõ nhất văn hóa cổ truyền của Tết Việt. Mâm cỗ được chuẩn bị khá bài bản, trong đó phải có bốn bát và bốn đĩa làm chủ đạo, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương, một sự kết nối hài hòa giữa con người với vũ trụ bao la.

Bốn bát ở đây là các món: Măng lưỡi lợn hầm chân giò, chim hầm, canh bóng bì nấm thả, miến nấu lòng gà. Bốn đĩa có thể gồm các món: Gà luộc, thịt nấu đông/giò lụa/giò thủ, bánh chưng, xôi gấc, dưa hành, …

Bát đĩa trong mâm cỗ Tết phải đồng bộ, không được bát nọ mà đĩa kia khiến cho mâm cỗ trở nên lộn xộn. Và phải dùng bát đĩa sứ Giang Tây có hoa văn, hay gốm Bát Tràng tráng men lam truyền thống.

Mâm cỗ miền Bắc được cho là có sự tinh tế, thể hiện rõ nhất văn hóa cổ truyền của Tết Việt.

Mâm cỗ miền Bắc được cho là có sự tinh tế, thể hiện rõ nhất văn hóa cổ truyền của Tết Việt.

Ngày Tết miền Bắc, thời tiết thường giá lạnh, vì vậy mà người miền Bắc dường như nuông chiều bản thân hơn với các món ăn ngậy béo và đầy năng lượng. Đặc biệt, là vùng đất mà nhiều đời vua chúa từng chọn làm nơi đóng đô, mâm cỗ Tết của người miền Bắc bao giờ cũng thể hiện sự tinh tế và khéo léo, vừa chú trọng hình thức, vừa phối hợp hài hòa giữa những món nước và món khô, giữa thịt và rau.

Đặc biệt, ở miền Bắc, mâm cỗ của người Hà Nội được đánh giá là bài bản và giữ được nét cổ truyền của người Việt.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội tinh tế về hình thức, cầu kỳ về cách chế biến. Những món ăn đặc trưng lưu giữ linh hồn trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội có thể là những cuốn nem tròn chắc tay, chả quế cắt hình quả trám khéo léo trong cách xếp đặt tạo hình hoa trạng nguyên, con gà luộc cánh tiên ngậm bông hồng, bánh chưng xanh cắt miếng gọn gàng bằng lạt, bát canh măng, canh bóng bì…

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội vô cùng cầu kỳ với 4 bát 6 đĩa, có gia đình thì 4 bát 8 đĩa, tùy điều kiện hoàn cảnh. Bát canh măng ninh với móng giò được bày biện cùng một hành củ để dài, trần sơ qua nước sôi vắt lên, khi ăn miếng măng phải nhừ, ngấm được độ ngọt, vị béo của móng giò nhưng không bị ngấy.

Bát canh bóng phải có nấm hương, có thịt nạc thăn, bóng được tỉa thành hoa văn khéo léo. Các đĩa bày biện thức ăn trong mâm cỗ Tết của người Hà Nội cũng nhỏ hơn so với các nơi khác, điều này làm nên sự khác biệt.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội phải đa dạng về hương vị, cầu kỳ trong cách bày biện, trang trí. Đĩa gà xếp đĩa phải đầy đặn, chặt tay, da gà được giữ nguyên, Đĩa giò sẽ được cắt thành 6 hoặc 12 miếng đều nhau, xếp theo hình bông hoa, vừa vặn trong đĩa; dưa góp phải được cắt tỉa hình hoa đẹp mắt.

Mâm cỗ Tết sẽ có màu xanh của bánh chưng, màu đỏ của xôi gấc, màu vàng của thịt gà, màu trắng của dưa hành… hội tụ đầy đủ tinh hoa của đất trời.

Mâm cơm Tết miền Trung: Chắt chiu và tinh tế

Tại miền Trung, mâm cơm ngày Tết thể hiện sự chắt chiu và cầu kỳ. Vùng đất khô cằn, người dân vất vả nên mâm cỗ không yêu cầu khắt khe về các món ăn cụ thể nhưng vẫn cố gắng chuẩn bị thịnh soạn nhất có thể.

Vào dịp Tết thì nhiệt độ miền Trung vẫn cao hơn nhiều so với miền Bắc. Vậy nên sẽ có một số món ăn trong ngày Tết của miền Bắc sẽ không phù hợp với miền Trung.

Bên cạnh đó, người miền Trung còn đưa vào mâm cỗ một số món ăn truyền thống rất được ưa thích tại một số tỉnh thành. Nhờ đó mà mâm cơm ngày Tết của họ sẽ trở nên độc đáo và tươm tất hơn. Những món ăn phổ biến hay có mặt trong mâm cỗ Tết gồm có: Thịt gà luộc; Bánh Tét; Bánh chưng (một số nơi vẫn dùng bánh chưng trong dịp Tết); Tôm chua; Nem chua; Thịt heo ngâm mắm; Rau xào thập cẩm; Nộm; Món cuốn hỗn hợp.

Mâm cỗ Tết miền Trung không có quy định về số món. Thường thì tùy theo điều kiện hay truyền thống gia đình mà sắp xếp cho phù hợp.

Bên cạnh bánh tét, miền Trung cũng có nhiều loại bánh khác được đặt trên mâm cỗ ngày Tết như bánh tổ, bánh in...

Đặc biệt, tại cố đô Huế, nơi vẫn lưu giữ những món ăn từ cung đình, thì mâm cỗ Tết càng tỉ mỉ và cầu kì. Món tôm chua thịt phay, nem bò lụi, chả tôm, gỏi vả lúc nào cũng phải có. Một số vùng ở miền Trung còn thêm món món bò nấu thưng, thịt nạc rim... rất hấp dẫn.

Trong những gia đình danh gia vọng tộc, mâm cơm cúng mang hơi hướng cung đình với đầy đủ ba loại thượng cầm: chim, gà, vịt; hạ thú: heo, bò, dê và thủy tộc: tôm, cua, cá.

Nếu như miền Bắc có dưa hành thì miền Trung lại đặc trưng với dưa món. Nguyên liệu của dưa món khá đơn giản, chỉ là cà rốt, đu đủ... được ngâm chua mặn, tuy nghe có vẻ dễ làm nhưng để có được hũ dưa món đầy sắc - vị thì cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Bởi thế, dù mộc mạc hay cao sang, những món ăn ngày Tết của miền Trung, qua bàn tay của những người phụ nữ tần tảo đều trở nên vô cùng hấp dẫn.

Sự khác biệt trong mâm cơm ngày Tết của 3 miền Việt Nam  ảnh 2

Mâm cơm ngày Tết ở miền Trung

Mâm cơm Tết miền Nam: Phóng khoáng và đa dạng

Mâm cơm Tết miền Nam thường không bị gò bó bởi nghi thức và quy tắc khắt khe. Họ thể hiện tính cách phóng khoáng và giản dị qua mâm cỗ.

Nam Bộ nổi tiếng là vùng đất bình dị với những con người chất phác, xởi lởi, lại thêm những sản vật tự nhiên rất phong phú, không cần chế biến cầu kỳ vẫn khiến vị giác đắm say.

Bởi vậy, văn hóa ẩm thực ngày thường cũng như ngày Tết của miền Nam thường đơn giản hơn so với miền Bắc và miền Trung.

Bánh tét, thịt kho tàu và canh khổ qua là 3 món đặc trưng trong ngày Tết của vùng Nam Bộ. Ngày Tết, người miền Bắc dùng bánh chưng, người miền Nam ăn bánh tét (hay còn gọi là bánh đòn). Để phù hợp với nhu cầu thưởng thức, bánh tét cũng được chế biến thành nhiều loại như bánh tét mặn, bánh tét chay không nhân, bánh tét ngọt… Có thể nói, bánh tét chính là “linh hồn Tết” của người Nam Bộ.

Ngoài bánh tét, thịt kho tàu, hay còn gọi là thịt kho trứng, thịt kho nước dừa là món ăn mặn không thể thiếu được trong ngày Tết. Món ăn là sự kết hợp hài hòa âm - dương, của miếng thịt kho tàu vuông vắn với quả trứng tròn trắng tinh ngập trong nước dừa ngọt dịu. Khi ăn kết hợp với cơm trắng và dưa giá.

Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết ở miền Nam cũng không thể thiếu một bát canh khổ qua dồn thịt, với ý nghĩa cảm nhận được hết mỹ vị của nhân sinh, cùng nhau tiễn biệt khó khăn của năm cũ và mong chờ cho một năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.

Ngoài ra, mâm cỗ còn có các món như gỏi ngó sen, tai heo ngâm dấm, tôm khô củ kiệu, giò heo nhồi, phá lấu, nem, lạp xưởng tươi...

Mâm cơm ngày Tết ở miền Nam

Mâm cơm ngày Tết ở miền Nam

Dù có những sự khác biệt rõ rệt, mâm cơm ngày Tết của ba miền Bắc - Trung - Nam đều mang trong mình những nét đẹp văn hóa và tâm hồn của người dân Việt Nam. Mỗi mâm cỗ không chỉ phản ánh phong cách ẩm thực mà còn là biểu hiện của tình cảm gia đình, sự sum vầy và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng.

Ẩm thực ngày Tết cổ truyền Việt Nam cũng đều mang hương vị đặc trưng, độc đáo mà hài hòa, thân thuộc. Rau quả xanh tươi, nem chả mang đầy năng lượng cho cuộc sống, bánh mứt thể hiện sự an lành…

Ngày nay, mâm cỗ ngày Tết thường được thế hệ trẻ sắm sửa theo phong cách hiện đại. Những món ăn bày biện trong mâm cơm ngày Tết không còn bị bó buộc bởi các món ăn truyền thống nữa mà sẽ có sự phá cách, thêm vào những món ăn độc đáo nhưng ngon miệng.

Ngoài các món ăn truyền thống như xôi, thịt gà, nem rán, giò lụa, canh măng,... một số món ăn sau đây cũng có thể được thêm vào mâm cỗ cúng ngày Tết của nhiều gia đình: Tôm chiên; Thịt chân giò muối; Dăm bông; Xúc xích; Giò thủ; Gỏi cuốn; Cá kho; Súp hải sản; Thịt bò cuốn lá lốt; Salad; Phở chiên; Cua sốt cay;...

Đọc thêm

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi

Đình thần Đồng Nai – Lưu giữ những dấu chân mở cõi
(PLVN) -  Trong buổi đầu khẩn hoang, lập nghiệp tại phương Nam, những cư dân của đất Đồng Nai vẫn không quên tạo lập nên những cơ sở tín ngưỡng cộng đồng để đáp ứng nhu cầu tinh thần và tâm linh. Mỗi thôn, ấp đều có một ngôi đình, tọa lạc ở khu trung tâm, ở đầu làng - một dấu ấn xác định sự hình thành cộng đồng làng xã của người Việt từ hơn ba trăm năm trước.

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm

Nghề gốm trang trí ở Biên Hòa – Dấu ấn trăm năm
(PLVN) - Sản phẩm gốm mỹ thuật Biên Hoà rất đa dạng và phong phú với góc độ nghệ thuật cao, đặc biệt là các tượng Phật hoặc hình tượng tranh Tứ Quý, Tứ Bình, Tứ Thời, Bát Tiên hoặc tranh dân gian. Hàng ra lò xuất cảng qua Pháp, Mỹ và không ít nước khác, bởi gốm mỹ nghệ Biên Hoà được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, nhờ sắc thái men trầm lắng, đậm nét cổ kính phương Đông

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.