Sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch giả: Có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Bà Phạm Lê Thảo.
Bà Phạm Lê Thảo.
(PLO) - Liên quan đến nghi vấn đường dây làm giả thẻ hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) tại Khánh Hòa, bà Phạm Lê Thảo - Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch (TCDL), Bộ VHTT& DL đã có buổi trao đổi với phóng viên về vấn nạn thẻ giả, HDV “chui” hiện nay và hướng xử lý của cơ quan chức năng.

Thẻ giả, hồ sơ giả, hướng dẫn “chui”…

Liên quan đến nội dung email phản ánh của công dân về “đường dây làm thẻ HDV giả ở Khánh Hòa” đã được Báo PLVN phản ánh, việc điều tra đã có những tiến triển gì mới, thưa bà?

Đối với vấn đề này, Bộ VHTT&DL đã yêu cầu TCDL nghiên cứu vấn đề để trả lời công dân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu email phản ánh trên có phát hiện một số mâu thuẫn. Mọi hành vi làm giả hồ sơ, làm giả thẻ đều là hành vi vi phạm pháp luật nhưng, trong phản ánh có nhắc tới “thẻ này giống 100% thật, có cả tên, mã số thật được lưu trên hệ thống huongdanvien.vn”; khi so sánh đối chiếu với hệ thống thì thấy thông tin đều trùng khớp, vì thế chưa đủ cơ sở chứng minh đây là thẻ giả hay thẻ thật nhưng bị tố là thẻ giả. 

Mặt khác, nội dung email phản ánh có đường dây liên quan đến Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, nhưng cũng chưa đưa ra bằng chứng cụ thể. Ngay sau đó, chúng tôi đã liên hệ thông qua email với công dân gửi phản ánh để xác minh và đề nghị cung cấp thêm thông tin liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận lại phản hồi nào khác từ công dân này. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang nỗ lực liên hệ, điều tra để xác minh nội dung phản ánh đó. 

Cách đây không lâu, báo chí đưa tin Sở Du lịch TP Đà Nẵng phát hiện 23 người nước ngoài (20 người Trung Quốc, 3 người Hàn Quốc) hoạt động điều hành, hướng dẫn du khách “chui”. Vậy, xin bà cho biết luật pháp hiện hành quy định như thế nào về người nước ngoài hoạt động HDDL tại Việt Nam?

- Luật pháp hiện hành không cho phép người nước ngoài hành nghề HDDL ở Việt Nam, thậm chí dù họ có thẻ HDVDL ở nước ngoài cũng không được hành nghề ở Việt Nam. Vì thế, không hề có quy trình cấp thẻ HDVDL cho người không phải công dân Việt Nam. Những trường hợp vi phạm nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì xử phạt hành chính, hoặc trục xuất.

Trong một lần đi kiểm tra ở Khu du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng), Thanh tra Bộ VHTT&DL đã bắt gặp trường hợp  một người Hàn Quốc đang giới thiệu về các điểm, khu du lịch ở Đà Nẵng cho một nhóm du khách tự túc. Do không có giấy phép hành nghề, người này đã ngay lập tức bị lập biên bản, cảnh cáo và xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, trên thế giới có một hiện tượng gọi là “sitting guide”, tức là HDV người bản địa chỉ đeo thẻ và ngồi tại chỗ để “qua mắt” các cơ quan chức năng, còn HDV người nước ngoài sẽ hướng dẫn, điều phối toàn bộ. Đây cũng là phương pháp nhiều công ty du lịch sử dụng để hợp thức hóa việc sử dụng người nước ngoài để HDDL.

Tình trạng này xuất hiện ở rất nhiều nước, không riêng Việt Nam, đặc biệt những địa điểm du lịch “nóng”. Khi thanh tra các Sở thực tế kiểm tra, những HDV ngoại quốc thường biện luận rằng họ chỉ đang giúp đỡ dịch lại lời HDV, địa điểm lại đang ở trên xe hoặc tại điểm đến, nên cũng khó có căn cứ để bắt tội họ được.

Xử phạt tới 20 triệu đồng

Ngoài làm giả thẻ, hướng dẫn “chui”, đã có nhiều trường hợp sử dụng văn bằng giả, chứng chỉ giả trong hồ sơ đề nghị cấp thẻ HDV. Vậy, chế tài xử phạt áp dụng với các hành vi vi phạm ra sao, thưa bà? 

- Chúng tôi luôn yêu cầu các sở tăng cường kiểm tra để nhắc nhở các doanh nghiệp lữ hành và loại bỏ những trường hợp vi phạm. Căn cứ vào các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch trong Luật Du lịch 2017 và Nghị định 158/2013/NĐ-CP, mức xử phạt có thể đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thẻ HDVDL giả và 20 triệu đồng đối với người nước ngoài HDDL tại Việt Nam. 

Trang web công khai của TCDL huongdanvien.vn có thông tin của hơn 21.000 HDVDL quốc tế và nội địa đang hoạt động trên toàn quốc, cập nhật nhanh chóng, đầy đủ các thông tin cá nhân, thời hạn thẻ, chi tiết những vi phạm nếu có, cơ quan nào xử phạt… Vì thế, tôi không cho rằng các doanh nghiệp lữ hành không nắm được điều này khi tuyển HDV.

Đối với hiện tượng như “sitting guide” nếu bị phát hiện, kể cả người HDV bản địa ngồi một chỗ cũng sẽ bị phạt nặng bởi không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Đối với những công ty du lịch sử dụng người nước ngoài hướng dẫn trái với quy định pháp luật đều bị xử phạt nặng. 

Cuối cùng, bà có thể cho biết thêm về những biện pháp phối hợp để phòng chống vấn nạn làm giả thẻ HDVDL?

- Một nguyên nhân lớn của vấn nạn làm giả thẻ HDVDL chính là tình trạng thiếu hụt HDV hiện nay, đặc biệt với những ngôn ngữ hiếm, tại các thị trường du lịch đang phát triển “nóng”. Vì vậy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, chúng tôi đã hướng dẫn các địa phương có thể sử dụng HDV kèm theo phiên dịch viên để hỗ trợ.

Song song, xây dựng hệ thống tờ rơi ở các điểm đến bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, vừa để giảm tải sức ép cho HDV, vừa đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp lữ hành, trải nghiệm của du khách, mà vẫn tuân thủ pháp luật. Chúng tôi cũng tăng cường cảnh báo, giải thích, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về thiệt hại nếu họ không tuân thủ luật pháp, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh công ty, điểm đến mà còn cả hình ảnh quốc gia.

Trân trọng cảm ơn bà về buổi nói chuyện này! 

Từ năm 2018, du khách có thể dùng điện thoại thông minh quét mã QR trên thẻ đeo của HDV, hệ thống sẽ kết nối trực tiếp với trang huongdanvien.vn và hiện thông tin của HDV trên màn hình điện thoại. Thẻ có mã QR nhưng quét không ra thông tin của HDV là thẻ giả.
Ảnh HDV in trên thẻ khác với ảnh trên trang web cũng là thẻ giả. Tuy nhiên, mã QR mới được áp dụng với những thẻ HDV mới làm trong năm nay; kế hoạch tới năm 2020 toàn bộ hệ thống thẻ HDVDL nội địa và quốc tế đều sẽ được trang bị mã QR.

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.