Sử dụng “quyền im lặng” như thế nào?

Sử dụng “quyền im lặng” như thế nào?
(PLO) - “Tôi nghe nói pháp luật tố tụng hình sự cho phép người dân có “quyền im lặng” khi làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền này được quy định như thế nào, và tôi nên thực hiện quyền đó thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình” là nội dung được nhiều bạn đọc quan tâm trong những ngày qua, nhất là từ khi Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực pháp luật.

Khi nào im lặng? Khi nào nên nói?

Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2015 đã cụ thể hóa một số nguyên tắc cơ bản thực thi quyền con người, quyền công dân của Hiến pháp 2013 như nguyên tắc “Suy đoán vô tội” (Điều 13), “Xác định sự thật của vụ án” (Điều 15), “Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự” (Điều 16), “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26)...

Còn về “Quyền im lặng”, thực ra, trong BLTTHS 2015 không có khái niệm về “Quyền im lặng”, mà chỉ có nội dung chứa nội hàm về “Quyền im lặng” được quy định về quyền của người bị buộc tội tại các điều 59 đến 62 BLTTHS. Quyền này của người bị buộc tội (gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) được thể hiện như sau: “Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”. Quyền này được thể hiện xuyên suốt từ khi bị bắt, bị khởi tố cho đến xét xử. Đây chính là tinh thần cốt lõi của “Quyền im lặng” được thể hiện trong BLTTHS 2015. Điều này thể hiện sự khác biệt so với BLTTHS 2003.

Tư vấn về những quan tâm của bạn đọc liên quan đến việc sử dụng phù hợp Quyền im lặng khi bị mời/triệu tập nhưng chưa có quyết định khởi tố vụ án/khởi tố bị can, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Cty Luật TGS) khuyên bạn đọc “Tốt nhất đến gặp luật sư và trình bày sự việc để luật sư xem xét, tư vấn. Có những trường hợp, luật sư có kinh nghiệm họ sẽ xem xét và xác định mức độ của tình huống, từ đó dự liệu các câu hỏi và luật sư sẽ dặn bạn trả lời thế nào. Nếu công an hỏi những câu nằm ngoài dự liệu, bạn nên im lặng và tiếp tục tìm đến luật sư để tư vấn. Nếu có bị “đe doạ, đập bàn, đập ghế…” cứ bình tĩnh, cứ im lặng. Giai đoạn này, việc xét hỏi/lấy thông tin công khai ở phòng làm việc chứ không phải phòng hỏi cung. Tốt nhất là có luật sư đi cùng đến công an”.

Khi bị khởi tố vụ án/khởi tố bị can, trong trường hợp này, nghĩa là bạn đang bị điều tra về một hành vi mà CQĐT cho rằng đó là “phạm tội”. Nếu gặp những câu hỏi mà bạn không biết và không chắc chắn điều mình nói là bất lợi hay có lợi lúc này hãy im lặng. “Ngoài ra, trường hợp bạn cho rằng mình không làm/mình bị oan hoặc mình nghĩ rằng, hành vi của mình không vi phạm pháp luật nhưng nếu nói ra có khi “chết” thì im lặng. Gặp những câu hỏi kiểu mớm cung như “Bị can, tối hôm qua… bị can dùng gậy đánh vào đầu, phía sau gáy”  thì cũng nên im lặng” – Luật sư Tuấn nói.

Nhưng Luật sư Tuấn cũng như các chuyên gia pháp luật khác đều cho rằng, Quyền im lặng nếu “vận dụng thái quá và cứng khắc” không phải là phương án tốt nhất, có thể khiến bạn đối diện những “bất lợi phiền toái” không đáng có. “Có những lúc phải “không im lặng” để thực hiện quyền trình bày của mình, miễn sao lời trình bày ấy “không chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Nếu câu hỏi của Điều tra viên rõ ràng, rõ ý và bạn cảm thấy đúng sự thật thì nên khai. Tuy nhiên, điều lưu ý bạn phải đọc kỹ bản khai trước khi ký, nếu thấy không đúng lời mình khai thì nhẹ nhàng bảo điều tra viên sửa, nếu không sửa, không ký” – Luật sư Tuấn khuyên.

Luật sư Tuấn cũng khẳng định: “Rất khó thống kê chi tiết lúc nào nên im lặng, lúc nào nên khai vì mỗi vụ án sẽ có phương thức khác nhau. Vì thế, tôi luôn lưu ý đề cập đến tầm quan trọng đặc biệt của giai đoạn điều tra phải có luật sư vì quá trình hỏi cung “luật sư sẽ ở bên bạn” nhận diện được lúc nào lên tiếng bảo vệ nếu quá trình lấy lời khai vi phạm pháp luật”. 

Lời nhận tội không phải là chứng cứ tiên quyết

Nhiều bạn đọc thắc mắc, nếu bị cáo thực hiện “Quyền im lặng”, không khai báo thì HĐXX sẽ tuyên án như thế nào? Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trách nhiệm chứng minh tội phạm, xác định sự thật khách quan của vụ án thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. 

BLTTHS 2015 quy định về nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.

Quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ làm rõ chứng cứ có tội mà còn phải có trách nhiệm làm rõ những chứng cứ xác định bị can, bị cáo vô tội. BLTTHS 2015 cũng quy định, các cơ quan tiến hành tố tụng “Không được dùng lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội bị can, bị cáo”, thể hiện nguyên tắc “trọng chứng hơn trọng cung” trong tố tụng hình sự. 

Do vậy, kể cả trường hợp bị can, bị cáo có khai báo thế nào đi nữa nhưng nếu lời khai của họ không phù hợp với các chứng cứ khác thì không được coi là chứng cứ của vụ án và không được dùng lời khai này để buộc tội họ. Trường hợp bị can, bị cáo từ chối khai báo nhưng nếu các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng các chứng cứ khác được thu thập hợp pháp, khách quan, đúng sự thật trong quá trình giải quyết vụ án thì vẫn buộc tội được bị can, bị cáo. 

Tin cùng chuyên mục

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Đọc thêm

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.