Sử dụng mạng thế nào để không bị xem là trái pháp luật?

Luật sư Lê Ngọc Hà.
Luật sư Lê Ngọc Hà.
(PLO) - Khoảng 5 tháng nữa Luật An ninh mạng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2019). Nhiều ý kiến băn khoăn, sau khi đi vào cuộc sống, Luật có ảnh hưởng gì đến số đông người Việt đang sử dụng internet? Việc bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội như thế nào để không bị xem là hành vi trái pháp luật? Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Ngọc Hà, Trưởng Văn phòng Luật sư Đa Phúc (Đoàn Luật sư TP Hà Nội). 

Luật sư Hà cho biết, việc tăng cường quản lý và đảm bảo an ninh mạng là vấn đề then chốt của mỗi quốc gia, có ý nghĩa sống còn trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Theo luật sư Hà, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia; xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật, như: sử dụng không gian mạng để tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống phá Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...

Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý an ninh mạng là nhằm bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng, chống tấn công mạng. Có thể nói, Luật An ninh mạng là văn bản luật đầu tiên quy định khái niệm của hoạt động “tấn công mạng”. 

Phải biết sử dụng thông tin một cách có trách nhiệm

Theo ông, Luật An ninh mạng 2018 có ảnh hưởng gì đến số đông người Việt đang sử dụng mạng internet?

- Theo tôi, Luật An ninh mạng sẽ có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực tới số đông công dân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng mạng internet vào nhiều mục đích khác nhau, như kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu, vui chơi giải trí, giao dịch kinh doanh thương mại cung cấp và sử dụng các dịch vụ gia tăng trên mạng. 

Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành sẽ góp phần tạo ra không gian mạng an toàn, bảo mật thông tin cá nhân, ngăn chặn việc chia sẻ, phát tán thông tin xấu và xử lý kịp thời các thông tin bị nghiêm cấm để không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cá nhân tôi và các Luật sư đồng nghiệp hoàn toàn ủng hộ sự ra đời của Luật An ninh mạng.

Điều 16 của Luật này đã liệt kê một loạt hành vi đưa thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống... Một vài ý kiến cho rằng quy định như vậy quá chung chung, khiến họ không dám bình luận hay đăng tải nội dung gì và luôn có tâm lý không biết mình có thể vi phạm điều này lúc nào. Luật sư nghĩ sao về điều này?

- Chúng ta đang sống ở thời đại dân chủ, nơi mọi công dân đều bình đẳng đối với quyền tự do ngôn luận và thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình trước xã hội. Tuy nhiên sự tự do cũng nằm trong khuôn khổ pháp luật chứ không phải tự do vô lối mà xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân khác. Theo tôi, người sử dụng mạng xã hội nếu tự cho rằng họ có thể làm, nói, phản ánh, truyền tải bất kỳ thông tin gì với bất kỳ nội dung gì cũng đều là quyền của họ vì đó là trang cá nhân của mình thì đó là quan niệm không đúng, cần phải xem xét lại. 

Người sử dụng mạng xã hội có thể tự do bày tỏ quan điểm, đưa ra ý kiến riêng của mình tuy nhiên không được đưa ra các thông tin xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm cũng như hậu quả gây ra đối với người bị hại nói riêng và xã hội nói chung, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo tôi, người bình luận thông tin trên mạng xã hội cần thể hiện là người biết sử dụng thông tin một cách thông minh, có trách nhiệm với phát ngôn của mình, có ý thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân khác.

Không có chuyện lộ, lọt thông tin

Trên thực tế, rất nhiều đối tượng xấu lợi dụng các vấn đề, sự việc đang diễn ra để bôi nhọ, chống phá chính quyền, phá hoại kinh tế trên mạng internet. Nếu trước đây, chúng ta gặp khó khăn trong xử lý các vụ việc này thì khi Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua đã đề cập rõ ràng về cơ chế quản lý cũng như điều khoản áp dụng xử lý hình sự. Và đây là việc làm cần thiết, đúng không thưa luật sư?

- Như chúng ta đã biết, mục đích ban hành Luật An ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xây dựng môi trường không gian mạng lành mạnh.

Luật cũng quy định rất cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm như: sử dụng không gian mạng để thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân..

Bày tỏ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm. Ảnh minh họa.
Bày tỏ ý kiến cá nhân trên mạng xã hội cũng phải có trách nhiệm. Ảnh minh họa.

Tôi cho rằng việc áp dụng quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 để xử lý đối với một số hành vi vi phạm đã được quy định tại Luật An ninh mạng là việc làm hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh đang có nhiều thế lực phản động nước ngoài câu kết với lực lượng phản động trong nước tìm mọi cách lợi dụng không gian mạng để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của nước ta.

Có ý kiến băn khoăn về việc Luật An ninh mạng có thể dẫn tới việc lộ, lọt thông tin. Trên thực tế điều này có xảy ra không thưa ông?

Như tôi đã phân tích ở phần trên, từ khi chưa có Luật An ninh mạng, nhiều thông tin của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí của nhiều cơ quan Nhà nước cũng đã từng bị hacker Việt Nam và nước ngoài đột nhập, đánh cắp, chiếm đoạt bất hợp pháp. Nhiều người sử dụng mạng do thiếu hiểu biết còn vô tình tiếp tay cho tội phạm mạng phát triển, mất thông tin, dữ liệu cá nhân khi truy cập mạng, sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng mà không hề biết.

Nhưng, khi Luật An ninh mạng ra đời, đã ban hành các quy định yêu cầu các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; chỉ cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Như vậy, Luật đưa ra các biện pháp, chế tài để giúp bảo mật thông tin, chứ không phải để lọt thông tin như suy nghĩ chưa đúng của một số người. Trường hợp ngoại lệ phải cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng như cơ quan điều tra, cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh mạng nhưng phải có cơ chế giám sát và có điều kiện, khi cần xử lý tội phạm mạng chứ không phải cung cấp cho bất kể cá nhân, tổ chức nào có yêu cầu.

Để các quy định của Luật An ninh mạng được triển khai thông suốt, Chính phủ phải ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật này. Vậy khi xây dựng Nghị định, theo ông chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì?

- Theo tôi, khi xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, Bộ ngành có liên quan cần khảo sát kỹ lưỡng và thận trọng, tiếp thu ý kiến phản biện trên cơ sở khoa học pháp lý, tìm hiểu nhu cầu, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của công dân, tổ chức, doanh nghiệp... là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của Luật An ninh mạng để từ đó ban hành các quy định hướng dẫn chính xác, cụ thể, đúng và trúng những khúc mắc, băn khoăn của công dân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Nghị định hướng dẫn phải chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng đối với mọi đối tượng cần điều chỉnh.

 Trước mắt khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật, cần chú trọng hướng dẫn trước các vấn đề mà dư luận đang quan tâm như: phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng. Cùng với đó là hướng dẫn cụ thể về cách phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế...

Trân trọng cám ơn Luật sư!

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đọc thêm

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.