Sử dụng kem chống nắng như thế nào để hiệu quả tốt nhất?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kem chống nắng là một sản phẩm dùng bên ngoài cho da hấp thụ hoặc phản xạ một số ánh nắng mặt trời tia cực tím (UV) bức xạ, do đó giúp bảo vệ da không bị cháy nắng và quan trọng nhất là ngăn ngừa ung thư da.

Theo BSCKI Vũ Thu Trang – Trung tâm Da liễu dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện nay, sử dụng các sản phẩm kem chống nắng là một giải pháp tối ưu giúp bảo vệ da được hầu hết chị em phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ toàn bộ tác dụng mà kem chống nắng đem lại. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin để bạn có thể hiểu thêm, biết cách sử dụng và lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.

Trong ánh nắng có 3 tia gây hại là UVA, UVB, UVC. Theo bác sĩ Trang, UVC là tia gây ung thư da, bị ngăn bởi tầng Ozon, rất may mắn là tầng Ozon tại Việt Nam chưa bị thủng nên vẫn còn tác dụng chặn tia UVC truyền tới mặt đất. Trong khi đó, ở những nơi có tầng Ozon bị thủng hoặc mỏng thì nguy cơ ung thư da từ UVC là rất lớn. Hầu hết các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC.

UVB thường hoạt động lúc 9h-14h, mạnh nhất vào mùa hè, tác động vào lớp biểu bì, gây cháy nắng, sạm da, rát da. UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước. Đa số các loại kem chống nắng đều chống được UVB.

UVA thường hoạt động lúc 14h-18h, luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không. Thậm chí còn hoạt động mạnh nhất lúc trời râm mát, đặc biệt sau khi mưa. UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải. Tia này tác động vào trung bì, làm ảnh hưởng đến các gốc tự do, collagen, elastin, và các thành phần khác, gây nên hiện tượng lão hóa, kém đàn hồi, nếp nhăn, chảy xệ, nám dưới da. UVA còn gián tiếp gây ung thư và đột biến DNA.

Chỉ số chống nắng SPF và PA trên sản phẩm có ý nghĩa gì?

Theo bác sĩ Trang, SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống tia UVB của một sản phẩm chứ không phải là lượng chất chống nắng nhiều hay ít. Định mức quốc tế là 1 SPF = 10 đến 15 phút nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3h20phút). SPF càng cao sẽ bảo vệ da dưới nắng được lâu hơn, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn. SPF30 lọc được khoảng 97%, nhưng SPF60 cũng chỉ lọc được 98% tia UVB mà thôi. Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bẩn, mồ hôi, ma sát, quần áo và nước.

PA (Protection Grade of UVA) là chỉ số đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).

“Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải 2 chỉ số này càng cao thì càng tốt. SPF và PA càng cao đồng nghĩa với khả năng các chất hóa học trong sản phẩm càng gia tăng, dễ dẫn đến các vấn đề khô da, kích ứng và nhạy cảm. Mức độ chống nắng vừa phải và an toàn thích hợp dùng hàng ngày cho da nhạy cảm và những vùng da mỏng là SPF25 đến SPF35, PA++. Khi đi biển hay ra ngoài trong những ngày trời nhiều nắng, bạn nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số bảo vệ cao hơn với SPF từ 40 đến 50, PA+++”, bác sĩ Trang chia sẻ

Nên chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?

Kem chống nắng có 2 loại phổ biến hiện nay là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. Mỗi loại sẽ có các thành phần, cơ chế hoạt động và những ưu nhược điểm riêng.

Nếu bạn phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều trong ngày, thì kem chống nắng vật lý là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt nếu bạn có tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh trứng cá đỏ hoặc da nhạy cảm.

Nếu đổ mồ hôi hoặc đi bơi, bạn sẽ cần thường xuyên thoa lại kem chống nắng thì bạn có thể cân nhắc kem chống nắng hóa học, hãy tránh thành phần oxybenzone trong kem chống nắng hóa học nếu có thể.

Để sử dụng kem chống nắng đúng cách và hiệu quả, bác sĩ Trang khuyến cáo, cần thực hiện tốt 2 điều sau:

Bôi đủ: Các chuyên gia khuyên nên dùng 2mg kem chống nắng trên 1cm2 da (tức là khoảng 25-30gr cho toàn thân và 1/4 đến 1/3 thìa café nếu dùng cho mặt) để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất. 1/4 đến 1/3 thìa cà phê tương đương với 1 lượng kem trải đều từ gốc đến đầu ngón tay trỏ. Lý thuyết nhiều sản phẩm chống nắng SPF cao có thể bảo vệ da tới 8 tiếng, nhưng dưới tác động của môi trường, mồ hôi, nước hay sự ma sát, chúng có thể bị giảm tác dụng. Vì vậy bạn nên thoa lại sau mỗi 3-4 tiếng.

Bôi đúng: Cho kem vào lòng bàn tay, tán đều và vỗ lên mặt, vừa vỗ vừa áp cho kem thấm đều lên da. Không nên xoa tròn như khi tẩy trang hay dùng kem dưỡng, vì khi làm như vậy một phần kem sẽ tan vào trong lớp dầu tự nhiên của da và bị lỏng ra, làm giảm tác dụng của kem chống nắng. Đồng thời cách bôi này giúp kem thấm nhanh hơn, khô thoáng và đều hơn. Nếu da bạn không hấp thu được một lượng nhiều thì bạn có thể chia kem thành 2 lần bôi, vỗ đều giữa 2 lần là được.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.