Sự cố cháy công ty Rạng Đông: Sức khỏe của dân đã bị coi thường như thế nào?

Sự cố cháy công ty Rạng Đông: Sức khỏe của dân đã bị coi thường như thế nào?
(PLVN) - Hai ngày sau đám cháy công ty Rạng Đông xảy ra, quận Thanh Xuân mới cho lấy mẫu quan trắc môi trường rồi vội kết luận: An toàn! Nhưng Bộ TN-MT đã chứng minh môi trường không hề an toàn đối với sức khỏe người dân.

Dù biết vụ cháy xảy ra tại Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (công ty Rạng Đông) ở 87 - 89 Hạ Đình, quận Thanh Xuân có hóa chất độc hại nhưng phải sau 2 ngày, cơ quan quản lý nhà nước của TP.Hà Nội mới cho thực hiện lấy mẫu phân tích, quan trắc môi trường, rồi vội kết luận môi trường an toàn.

Tuy nhiên, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên - Môi trường (Bộ TN-MT) đã chứng minh, hóa chất độc hại đối với sức khỏe người dân xung quanh hiện trường đám cháy nhà kho, xưởng sản xuất của công ty Rạng Đông đã bị phát tán, môi trường không trong lành, an toàn như thông tin quận Thanh Xuân công bố trước đó.

Bộ nói ô nhiễm, khuyến cáo độc hại

Ngay trong tối 30.8, Tổng cục Môi trường đã họp đến khá muộn trước khi đưa ra thông tin cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm hóa chất sau đám cháy tại công ty Rạng Đông. Tổng cục Môi trường đã đưa ra lý giải về vấn đề ô nhiễm không khí được “giải quyết” là nhờ trong tối 29.8 và sáng 30.8 liên tục có mưa lớn.

Trắng đêm vất vả vì vụ cháy nhà kho Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông

Cũng theo Cục này, sau mưa, vấn đề đáng lo ngại là ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, và khuyến cáo người dân thận trọng khi sử dụng nguồn nước mặt trong khu vực này để sinh hoạt và ăn uống.

Đáng chú ý, cơ quan này cảnh báo vụ hỏa hoạn tại công ty Rạng Đông chiều tối 28.8 có thể phát sinh ô nhiễm hóa chất với mức độ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Cũng ngay trong tối 30.8, sau văn bản khẳng định môi trường khu vực cháy vẫn an toàn với người dân của UBND quận Thanh Xuân, TS Nguyễn Đức Sơn, Viện phó Viện Sức khỏe Nghề nghiệp - Môi trường thuộc Bộ Y tế, người trực tiếp dẫn đoàn của đơn vị này đến quan trắc khu vực đám cháy tại công ty Rạng Đông, khẳng định với báo chí chưa từng có văn bản nào trả lời kết quả quan trắc môi trường sau vụ cháy tại công ty Rạng Đông, như thông tin do UBND quận Thanh Xuân tự đưa ra.

Sáng 31.8, Bộ TN-MT đã cử lãnh đạo Tổng cục Môi trường dẫn đoàn đến hiện trường đám cháy tại công ty Rạng Đông kiểm tra. Trong đoàn có Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đến lấy mẫu đất, nước ở nhiều vị trí khác nhau trong, xung quanh khu vực hiện trường về phân tích.

Trong cùng ngày này, Bộ TN-MT cũng chính thức phát thông cáo cảnh báo về nguy cơ mất an toàn hóa chất độc hại, ô nhiễm hóa chất sau đám cháy tại công ty Rạng Đông có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Đặc biệt, đối với những người dân sống trong bán kính 1,5 km từ tường rào nhà kho, xưởng sản xuất công ty Rạng Đông, cần tắm bằng xà phòng, nước ấm; giặt quần áo bằng xà phòng và nước ấm; tẩy rửa tường, sàn nhà và các đồ gia dụng trong gia đình; không sử dụng nước từ các bể chứa nước hở, thau rửa các bể chứa nước hở, tạm thời không sử dụng các sản phẩm nông sản, gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ khu vực xung quanh hiện trường đám cháy. Khi có việc cần thiết đi qua khu vực quanh hiện trường, khuyến nghị người dân nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang có than hoạt tính…

Quận thông báo an toàn

Trước đó, thông tin UBND quận Thanh Xuân phát đi chiều 30.8 thể hiện, sáng cùng ngày, “Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã thực hiện lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường xung quanh khu vực nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông để xem còn hay không yếu tố độc hại. Trung tâm đã lấy các mẫu nước thải, nước sinh hoạt, không khí xung quanh, bụi, đất để về phân tích trong phòng thí nghiệm. Kết quả phân tích nhanh (15 giờ 20 phút ngày 30.8.2019) các thông số vi khí hậu, nhiệt độ, bụi…cho thấy ở mức độ bình thường”.

Cũng theo UBND quận Thanh Xuân dẫn “thông tin ban đầu của Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường thuộc Bộ Y tế (đơn vị đầu ngành về lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp và môi trường) các chỉ số như: Thủy ngân, chì, kim loại nặng được đo bằng máy test nhanh (là loai máy hiện đại hiện nay) thì kết quả cho thấy các chỉ số đều trong ngưỡng cho phép, an toàn đối với người dân (16 giờ ngày 30.8.2019)”. 

Nhưng ngay sau đó, tối cùng ngày 30.8, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường đã lên tiếng phủ nhận thông tin "an toàn" mà quận Thanh Xuân thông báo (?).

Có thể thấy, những cảnh báo đối với người dân do Bộ TN-MT đưa ra khá trùng với nội dung khuyến cáo được UBND phường Hạ Đình phát đi ngay sau đám cháy tại công ty Rạng Đông xảy ra.

Nhưng cũng rất đáng tiếc, văn bản cảnh báo kịp thời của UBND phường Hạ Đình bị UBND quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi theo cách thô bạo.

Thậm chí, quận Thanh Xuân yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch UBND phường Hạ Đình đã ra văn bản khuyến cáo không đúng thẩm quyền, gây hoang mang dư luận. Tuy nhiên, nhiều người dân cho rằng, UBND phường Hạ Đình đã rất có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng, môi trường khi sớm có khuyến cáo hữu ích, kịp thời sau vụ cháy.

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cho rằng thông báo của UBND phường Hạ Đình phát đi là rất kịp thời, cần thiết, hữu ích. Văn bản do chính quyền phường ban hành nhưng đã được cơ quan chuyên môn tư vấn rất kỹ vì các khuyến cáo đưa ra khá chính xác, chi tiết. Người soạn thảo, ký cho ban hành đã nhìn thấy rõ nguy cơ về ô nhiễm hóa chất của một vụ cháy không phải thông thường kho hàng của một nhà máy sản xuất có chứa hóa chất trong khu dân cư đông đúc, khuyến cáo như vậy là cần thiết.

Sự vô cảm của lãnh đạo quận Thanh Xuân và lãnh đạo TP.Hà Nội đối với sức khỏe, sự an toàn của người dân ở gần hiện trường đám cháy nhà kho, xưởng sản xuất công ty Rạng Đông được thực sự phơi bày khi Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân công bố tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4.9 rằng, môi trường ở khu vực xảy ra cháy này bị nhiễm độc, đề nghị UBND TP.Hà Nội làm việc với Bộ Quốc phòng để tẩy độc khu vực bị cháy tại công ty Rạng Đông.

Hơn 27 kg thủy ngân có thể phát tán ra môi trường, cần tẩy độc

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều ngày 4.9, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân cho biết về kết quả quan trắc môi trường liên quan đến vụ cháy công ty Rạng Đông.

Thứ trưởng Nhân cho hay, ban đầu công ty Rạng Đông báo cáo nguồn thủy ngân có thể phát tán ra ngoài môi trường là khoảng 15,1 kg. Nhưng theo tính toán của các nhà khoa học, cần 30 mmg thủy ngân để sản xuất 1 bóng đèn huỳnh quang, 8 mmg cho 1 bóng đèn compact nên khối lượng thủy ngân phát tán là 23,2 kg.

“Chúng tôi xác định số thủy ngân đã phát tán ra môi trường nằm trong khoảng 15,1 - 27,2 kg”, ông Nhân nói.

Về kết quả quan trắc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân thông tin, trong 12 mẫu chất thải rắn, tro xỉ sau cháy để xác định nồng độ thuỷ ngân thì chỉ có duy nhất một mẫu vượt 1,3 lần quy chuẩn Việt Nam, và đó là mẫu lấy từ cống nước thải cách nhà máy 1,5 km đổ ra sông Tô Lịch.

Ngoài ra, trong 8 mẫu nước thì cũng có 1 mẫu có giá trị vượt quy chuẩn 2,76 lần. Trong khi đó, có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy, vượt quy chuẩn.

Theo ông Nhân, các chất này phát tán vào không khí và môi tường xung quanh. Một phần vào nước, chảy vào sông Tô Lịch, tích tụ trầm tích ở bùn đáy.

Bộ TN-MT xác định phạm vi vùng có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân là trong khoảng cách 500 m tính từ hàng rào nhà máy bị cháy.

Giải pháp xử lý, Bộ TN-MT đã dề nghị công ty Rạng Đông cô lập, phủ bạt khu vực bị cháy, không để hơi thủy ngân tiếp tục phát tán ra môi trường. Các chất tàn dư cần phải để vào trong container để xử lý.

“Chúng tôi đã kiến nghị TP.Hà Nội phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai tẩy độc khu vực bị cháy. Tiếp tục thống kê hàng hóa bị cháy, xác định đúng số lượng thủy ngân có thể phát tán vào môi trường. Ngoài ra, cần kiểm tra sức khỏe người dân, cán bộ công ty thường xuyên, theo định kỳ”, ông Nhân nói.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.