Sự 'bắt tay' của nhà làm phim và nhà bảo tồn thiên nhiên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sự hợp tác giữa các tổ chức bảo tồn và các nhà làm phim đã góp thêm một hình thức truyền thông đa dạng và chuyên nghiệp về công việc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ phúc lợi động vật đến với công chúng.

Phim tài liệu lan toả tình yêu thiên nhiên

Nói, viết hay làm phim về công việc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ phúc lợi động vật vốn đều là việc không dễ dàng. Trong đó, hình thức làm phim có những đặc thù và khó khăn nhất định: vừa phải ghi lại những cảnh quay hay, chân thực, đồng thời phải truyền tải được những thông điệp và cảm xúc đến người xem.

"Bình Yên, về nào!" và "Hành trình tới Xuân Liên" là hai dự án phim tài liệu về chủ đề bảo tồn đa dạng sinh học và phúc lợi động vật nằm trong khuôn khổ dự án “Sản xuất phim tài liệu Sinh thái” năm 2021-2022 thực hiện bởi Viện Goethe phối hợp với Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) và FOUR PAWS Việt/Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình (BSNB).

Mục tiêu của Dự án là thúc đẩy sự hợp tác giữa các tổ chức xã hội tại Việt Nam và các nhà làm phim tài liệu để kể những câu chuyện về phát triển bền vững thông qua các thước phim tài liệu.

Các nhà làm phim được khuyến khích sử dụng những kiến thức, kỹ năng tốt nhất của mình và tận dụng những tài liệu do các tổ chức xã hội cung cấp để tạo ra những tác phẩm góp phần thúc đẩy xã hội thực hiện các mục tiêu bền vững toàn cầu.

Một số hình ảnh về công tác bảo tồn trong 2 dự án phim tài liệu.

Một số hình ảnh về công tác bảo tồn trong 2 dự án phim tài liệu.

Nếu như trong phim “Hành trình tới Xuân Liên” nhà sản xuất FOURDOZEN chọn cách làm phim tài liệu truyền thống thì trong “Bình Yên, về nào!”, nhà sản xuất của NOMADS lựa chọn cách kể chuyện giản dị và sử dụng những hình ảnh mang tính gợi mở để đưa người xem vào cuộc sống hàng ngày của những cá thể gấu đã từng bị nuôi nhốt trái phép và người chăm sóc gấu tại Cơ sở Bảo tồn Gấu Ninh Bình.

Linh Chi, nhà sản xuất phim của FOURDOZEN chia sẻ, dù đem theo rất nhiều máy móc quay phim cồng kềnh nhưng nhóm làm phim vẫn cố gắng bám sát các nhà khoa học vào sâu trong khu rừng Xuân Liên. Những chuyến công tác thực tế rất vất vả nhưng kết quả đem lại đều là những tư liệu quý giá cho bộ phim: câu chuyện của những người kiểm lâm, chuyện người thợ săn hoàn lương ở địa phương...

“Dù chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần ‘thám hiểm’ này, đã đi ủng cao đến đầu gối, vậy mà bằng cách kỳ lạ nào đó, lũ vắt rừng vẫn có thể chui vào bên trong hút máu. Băng qua những con suối sâu, những đoạn trơn trượt hiểm trở đều là những trải nghiệm mới mẻ với chính chúng tôi. Ngay cả khi không ở trên rừng mà được ở trạm kiểm lâm, chúng tôi vẫn cảm nhận được điều kiện sinh hoạt thiếu thốn của những người canh rừng...”, Linh Chi chia sẻ.

Còn đối với bộ phim “Bình Yên, về nào!”, đạo diễn Nguyễn Hoàng Việt của NOMADS nhớ lại: “Vào một buổi chiều trời sắp đón bão, tôi được báo tin xe sẽ chở hai chú gấu con vừa được giải cứu về tới trung tâm, chúng tôi ngay lập tức ra đón đợi. Hai chú gấu con được nhóm cứu hộ chở về sau một cuộc buôn bán bất thành. Emily - người chăm sóc trực tiếp gấu vừa nhấc những chú gấu ra khỏi lồng thì ngay lập tức hai chú bé mút bàn tay của Emily như bú mẹ của mình. Khoảnh khắc ấy vô cùng ấn tượng với tôi, tôi vừa cảm thấy sự mất mát một gia đình gấu vừa mới xảy ra ngay đây, lại vừa thấy một tình cảm của con người như điều bù đắp...”.

Một chú gấu từng bị nuôi nhốt lấy mật nay đang tận hưởng sự tự do tại thiên nhiên. (Ảnh: Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình)

Một chú gấu từng bị nuôi nhốt lấy mật nay đang tận hưởng sự tự do tại thiên nhiên. (Ảnh: Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình)

Các nhà sản xuất chia sẻ việc làm phim dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng tất cả đều là những việc cần làm để có đem đến những thước phim chân thực, ấn tượng với người xem, thông qua đó truyền tải rất nhiều thông điệp về công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ phúc lợi động vật. Thông qua đó, gợi mở cho khán giả một cách nhìn nhận mới về thiên nhiên và động vật hoang dã với sự tôn trọng, đồng cảm và thấu hiểu hơn.

Khi có sự yêu thương sẽ có hành động

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc CCD nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tham gia của các nhà làm phim trong dự án nói chung và với việc kể câu chuyện bằng hình ảnh về hoạt động của khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên, vùng dự án của CCD nói riêng.

Theo đó, việc hợp tác với nhà làm phim FOURDOZEN trong dự án phim “Hành trình tới Xuân Liên” là một minh chứng cho sự quan tâm của các bạn trẻ đến thiên nhiên, môi trường.

“Sự hợp tác giúp CCD truyền tải một cách trực quan, gần gũi hơn với công chúng công tác và sứ mệnh của Trung tâm, đó là mục tiêu hài hòa giữa các hoạt động bảo tồn và phát triển, các nỗ lực và hành động kết nối con người với thiên nhiên. Đây cũng là cách mà CCD cho công chúng thấy được một trái đất đã gặp rất nhiều thách thức cũng như các áp lực từ sự phát triển để mọi người cùng hiểu và cùng chung tay hành động”, ông Hà cho hay.

Bà Ngô Mai Hương, Giám đốc FOUR PAWS Việt/BSNB cho biết đây là lần đầu tiên FOUR PAWS và Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình hợp tác với các nhà làm phim trẻ độc lập.

“Góc nhìn của NOMADS đã khiến chúng tôi ngạc nhiên vì ‘chất thơ’ mà các bạn đã tìm thấy trong công việc thường được coi là khắc nghiệt - công việc cứu hộ động vật hoang dã. Hành trình của những cá thể gấu từ khi còn là nạn nhân của nạn nuôi nhốt gấu lấy mật cho tới khi được đưa về cơ sở bảo tồn để chăm sóc là những chặng đường gập ghềnh và nhiều khó khăn”, bà Hương chia sẻ.

Giám đốc FOUR PAWS Việt/BSNB Ngô Mai Hương cũng nhấn mạnh rằng cách truyền thông hiệu quả là làm sao khiến mọi người đồng cảm và lan toả tình yêu với thiên nhiên, động vật. “Chỉ cần có sự yêu thương thì sẽ có cách để bảo vệ”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.

Nỗ lực hơn nữa để tiếp nhận động vật hoang dã bị tịch thu từ buôn bán trái phép

Giải chạy thu hút hơn 300 vận động viên đến từ 26 quốc gia. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Ông Lương Xuân Hồng - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội đã khẳng định điều này tại Giải “Chạy để cứu hộ ĐVHD” tại Việt Nam trong khuôn khổ Giải chạy “Song Hong Half Marathon” lần thứ 15 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phối hợp với Sporting Republic tổ chức.

Gấp rút hoàn thiện khung pháp lý về tín chỉ carbon

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tín chỉ carbon; là nhiệm vụ được lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ngành triển khai thực hiện sau Hội nghị COP21 (năm 2015).

Thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng nhờ sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế

Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (Quảng Ninh). Ảnh: Ngọc Nga
(PLVN) - Sáng kiến quản lý chất thải nhựa y tế đã giúp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) thu về hàng trăm triệu đồng. Đây là đơn vị đầu tiên trong cả nước có giải pháp tái chế chất thải nhựa lây nhiễm bằng phương pháp hấp tiệt khuẩn hơi nước, mang lại hiệu quả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.