St. Petersburg kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Nga

Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Quang cảnh buổi lễ. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, chính quyền thành phố St. Petersburg ngày 17/5 đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu đến Nga (30/6/1923-30/6/2018) khi Người đáp chuyến tàu thủy Karl Lipnech cập cảng Petrograd (tên cũ của thành phố Petersburg).

Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM; ông Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM; ông Ngô Đức Mạnh, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, cùng một số lãnh đạo chủ chốt TP HCM, đại diện các ban ngành của thành phố St. Petersburg và đông đảo bà con người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây.

Phát biểu khai mạc, Thị trưởng St. Petersburg Georgy Poltavchenko nhấn mạnh thành phố tự hào tổ chức lễ kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu đến Nga ngay tại Cung điện Smolny, trụ sở chính của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại.

Sự kiện của 95 năm về trước đã đặt nền móng cho mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt giữa nhân dân hai nước cho đến ngày hôm nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng chân chính, người bạn lớn của nhân dân Nga. St Petersburg tự hào là cơ sở cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước đang ngày một phát triển trên nhiều lĩnh vực.

St. Petersburg kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Nga ảnh 1
Thống đốc St Petersburg ông Georgy Poltavchenko phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Dương Trí/TTXVN)

Buổi lễ này là một trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ Nga-Việt Nam, cùng với một số hoạt động được tổ chức tại nhiều trường Đại học và cơ quan khác.

Trong nhiều năm, Nga và Việt Nam hợp tác trong công tác giáo dục với hàng nghìn học sinh, sinh viên Việt Nam được đào tạo tại St. Petersburg.

Thành phố St. Petersburg cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và tự hào có Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh. Đây là viện duy nhất ngoài Việt Nam nghiên cứu di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thiện Nhân đã điểm lại quá trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những kỷ niệm của Bác khi đến nước Nga, đồng thời khẳng định sự kiện Bác Hồ lần đầu đặt chân đến Nga cách đây 95 năm có một ý nghĩa rất trọng đại, trở thành một biểu tượng lịch sử cho những thay đổi mang tính chất quyết định đến con đường cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc của Việt Nam.

Hơn 50 năm gắn bó với nước Nga, từ lúc tìm ra con đường Cách mạng cho đến khi vĩnh biệt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải nghiệm và cảm nhận được những tình cảm chân tình và sự giúp đỡ to lớn của nước Nga Xôviết đối với cách mạng Việt Nam. Người quý trọng tất cả những gì liên quan đến Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, đến Vladimir Ilich Lenin, đến tình hữu nghị Việt-Xô.

St. Petersburg kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Nga ảnh 2
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Ông Nguyễn Thiện Nhân nhắc lại, ngay từ những năm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, việc phát triển quan hệ với Liên Xô đã là một trọng tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Liên Xô trở thành một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, sự giúp đỡ chí tình, to lớn và toàn diện về mọi mặt của nhân dân Xôviết trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất đất nước cũng như giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước sau này.

Trải qua những biến động lịch sử, quan hệ Việt Nam-Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay không chỉ tiếp nối được nền tảng tốt đẹp vốn có mà còn phát triển lên tầm cao mới. Chủ trương nhất quán của Việt Nam là ưu tiên củng cố và phát triển quan hệ với Liên bang Nga.

Đáp lại, nước Nga cũng đẩy mạnh chính sách Hướng Ðông, coi Việt Nam là cầu nối, điểm tựa để triển khai chính sách này.

Trong khuôn khổ Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga được Lãnh đạo hai nước ký năm 2012, hai bên duy trì tiếp xúc, trao đổi đoàn thường xuyên, đặc biệt là đoàn cấp cao; duy trì các cơ chế đối thoại chiến lược, tham vấn, tạo nên xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

St. Petersburg kỷ niệm 95 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Nga ảnh 3
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM (trái) và ông G. Paltavchenko, Thống đốc St. Petersburg (phải) tại buổi lễ. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, hồi tưởng lại những chặng đường lịch sử gian nan nhưng rất hào hùng mà 2 dân tộc Việt Nam-Liên bang Nga đã trải qua cũng chính là khẳng định sứ mệnh cho những thế hệ kế tiếp, tiếp tục kế thừa và phát huy những giá trị lịch sử trong quá khứ để xây dựng và phát triển tương lai.

Ngay sau lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Thiện Nhân đã dự và phát biểu Khai mạc Triển lãm sách quốc tế St. Petersburg.

Trong thời gian ở thăm và làm việc tại Nga từ ngày 16-21/5, ngoài tham dự một số hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày Bác Hồ lần đầu đến Nga và kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Người, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân còn dự các chương trình tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP HCM và thành phố St. Petersburg.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.