Sốt xuất huyết tăng đột biến ở Đà Nẵng, bệnh nhân phải chung giường, nằm hành lang

Sốt xuất huyết tăng đột biến, bệnh nhân tạm thời phải nằm chung ở hành lang
Sốt xuất huyết tăng đột biến, bệnh nhân tạm thời phải nằm chung ở hành lang
(PLO) - Ngày 27/11, bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, Khoa Y học nhiệt đới (YHNĐ) của bệnh viện đang điều trị 310 bệnh nhân, nhưng có 232 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết.

Cũng theo BS Trung, từ tháng 1 đến ngày 26/11 vừa qua, đã có 1.874 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết được ghi nhận tại Bệnh viện Đà Nẵng. Trong khi đó, tính đến ngày 18/11, trên toàn TP Đà Nẵng con số gấp 2 lần, ghi nhận tới 3.614 ca mắc sốt xuất huyết, tăng nhiều lần so với các năm.

Trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến quá cao, Bệnh viện Đà Nẵng đã huy động tối đa số giường, phòng hiện có tại Khoa YHNĐ để phục vụ bệnh nhân.

Toàn thành phố ghi nhận có đến 3.614 ca tính đến ngày 18/11
Toàn thành phố ghi nhận có đến 3.614 ca tính đến ngày 18/11

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, do hết phòng, thiếu giường, một số bệnh nhân được Bệnh viện Đà Nẵng bố trí nằm ghép chung giường với nhau ngoài hành lang tạm thời.

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo, phụ huynh phải cho trẻ ngủ mùng cả ngày lẫn đêm, mặc áo dài tay, thoa thuốc chống muỗi ở vùng da lộ ra ngoài; không cho trẻ chơi chỗ ẩm thấp thiếu ánh sáng để tránh muỗi đốt.

Bênh cạnh đó, người dân cần đậy kín lu, vại, bể chứa nước, cọ rửa thường xuyên không cho muỗi đẻ trứng; thả cá diệt loăng quăng/bọ gậy, dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát, cần dọn những đồ chứa nước đọng (gáo dừa, đồ hộp, chai lọ bể, vỏ xe cũ…) để muỗi không có chỗ trú đậu và triệt nơi sinh sản của muỗi. Phun thuốc diệt muỗi chỉ thực hiện khi có chỉ định của cơ quan y tế địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.