Sốt kéo dài nghĩ là sốt virus, đi khám phát hiện bệnh nguy hiểm

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân trước khi ra viện. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhân trước khi ra viện. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người đàn ông ở Quảng Ninh bị sút cân đột ngột, sốt kéo dài nhưng chủ quan nghĩ là sốt virus, đi khám mới phát hiện là bệnh nguy hiểm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận một trường hợp áp xe gan nguy hiểm, nhập viện trong tình trạng sốt liên tục kèm đau nhiều hạ sườn phải, sút 3 kg chỉ trong 2 tuần.

Bệnh nhân là P.V.D (66 tuổi) ở phường Hồng Hà, TP Hạ Long. Theo gia đình cho biết, bệnh nhân bị sốt kéo dài trên 2 tuần kèm đau tức hạ sườn phải, gầy sút 3kg trong một tháng, mệt nhiều, ăn uống kém, do nghĩ cảm sốt thông thường nên chỉ truyền dịch, dùng thuốc tại nhà.

Bệnh tình ngày càng trầm trọng, bệnh nhân được gia đình đưa vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, da xanh, ấn đau hạ sườn phải. Kết quả siêu âm và chụp cắt lớp ổ bụng cho thấy, nhu mô gan trái có ổ áp xe hóa dịch mủ kích thước lớn 104 x 72mm, xét nghiệm có chỉ số nhiễm trùng tăng cao, bạch cầu phản ứng.

Bệnh nhân được chẩn đoán áp xe gan trái. Kíp bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh tiến hành chọc dẫn lưu dưới hướng dẫn của siêu âm, tại vị trí ổ áp xe hút ra gần 150ml dịch mủ đục và mỗi ngày dẫn lưu thêm 50 – 60ml dịch.

Sau đó các bác sĩ đã hội chẩn các chuyên khoa, kết hợp dược lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, sử dụng kháng sinh phổ rộng ban đầu, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ từ kết quả cấy mủ.

Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân cắt sốt, sức khỏe tiến triển tích cực, tình trạng lâm sàng cải thiện tốt. Đến nay, bệnh nhân đã được điều trị khỏi và ra viện.

Bác sĩ Trần Quang Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Áp xe gan là bệnh lý nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ổ áp xe vỡ sẽ dẫn đến các biến chứng, như: viêm phúc mạc ổ bụng, tràn mủ màng phổi, thậm chí gây nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Trường hợp của bệnh nhân D. sốt kéo dài nhiều ngày, gầy sút cân đột ngột, có thể nhầm với hội chứng suy mòn do ung thư. Bệnh nhân nhập viện với ổ áp xe trong gan kích thước lớn, nguy cơ vỡ áp xe sẽ gây ra biến chứng vô cùng nặng nề”.

Nguyên nhân của áp xe gan thường do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm. Theo nghiên cứu, trong các nguyên nhân gây áp xe gan thì nguyên nhân do vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 80% các trường hợp áp xe gan.

Để phòng ngừa áp xe gan, các bác sĩ khuyến cáo: Nguyên nhân áp xe gan chủ yếu do vi khuẩn đường ruột, xâm nhập lây lan theo đường dẫn mật chiếm tỷ lệ khá cao. Việc phòng bệnh quan trọng nhất là chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường. Tuyệt đối không ăn các loại thịt chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, gỏi, tiết canh, rau sống chưa được rửa sạch…; không uống nước chưa đun sôi, đồ uống không hợp vệ sinh. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn. Khi có dấu hiệu bất thường (sốt cao, rét run, đau tức vùng hạ sườn phải, ấn đau kẽ sườn…), nghi ngờ áp xe gan cần đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, tin cậy để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.