’’Sống trong sợ hãi’’ vì động đất dồn dập

Người dân ngày không dám lên rẫy, ban đêm phập phồng; nhiều giáo viên tính đến chuyện chuyển trường, gửi con về quê để phòng tránh nguy hiểm vì động đất mạnh liên tiếp xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2.

Người dân ngày không dám lên rẫy, ban đêm phập phồng; nhiều giáo viên tính đến chuyện chuyển trường, gửi con về quê để phòng tránh nguy hiểm vì động đất mạnh liên tiếp xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2.

Những ngày này, về huyện Bắc Trà My và một số khu vực lân cận công trình thủy điện Sông Tranh 2, người dân luôn than thở về nỗi lo động đất đang làm xáo trộn cuộc sống. "Đi cũng dở, ở cũng không xong" là tâm trạng chung của nhiều hộ dân.

Động đất liên tiếp xảy ra khiến nhiều nhà dân, trụ sở cơ quan, trường học ở huyện Bắc Trà My tường bị nứt nẻ, hư hỏng
Động đất liên tiếp xảy ra khiến nhiều nhà dân, trụ sở cơ quan, trường học ở huyện Bắc Trà My tường bị nứt nẻ, hư hỏng

Ông Hồ Văn Ánh ở xã Trà Tân, thở dài: "Lo sợ khiến vợ chồng tôi không thể đi xa làm ăn vì ở nhà còn các con. Cứ quanh quẩn thế này biết làm gì để kiếm tiền nuôi sống gia đình. Năm ngày qua mỗi lần lòng đất phát nổ, mặt đất rung chuyển là cả nhà mất ăn, mất ngủ đến phờ phạc".

Mỗi khi động đất xảy ra, nhà nào khá giả có bộ phản nằm thì chui dưới gầm. Một số hộ khác thì chui xuống dưới gầm giường trốn phòng tránh ngói rơi trúng đầu, nguy hiểm đến tính mạng. "Cứ đêm nào nghe lòng đất phát nổ, rung chuyển là cả nhà ùa chạy ra sân. Gặp lúc trời mưa giữa đêm khuya thì vơ vội tấm bạt xanh. Chồng cầm một đầu, vợ níu giữ một đầu căng bạt che cho 3 con hoảng hốt co cụm lại một chỗ vì sợ sệt", anh Phạm Văn Thương ở thôn 3, xã Trà Đốc kể.

Dư chấn động đất trong vòng năm ngày qua đã làm nứt tường ở nhiều cơ quan nhà nước, trường học ở huyện Bắc Trà My. Riêng xã Trà Đốc có ít nhất 5 nhà bị nứt tường, hư hỏng nặng. Chủ tịch xã Hồ Văn Lợi lo ngại: "Động đất liên hồi làm nhiều người không dám lên rẫy sản xuất. Con trẻ cứ nghe tiếng nổ, mặt đất rung chuyển là khóc thét lên vì sợ hãi. Lo nhất là tập tục của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây, hễ chỗ ở mà bị "động" là họ tính chuyện di dân đến nơi khác".

Cô giáo Trần Hằng Minh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, huyện Bắc Trà My chỉ tay lên bức tường của phòng Ban giám hiệu nhà trường bị nứt kéo dài do dư chấn động đất những ngày qua.
Cô giáo Trần Hằng Minh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, huyện Bắc Trà My chỉ tay lên bức tường của phòng Ban giám hiệu nhà trường bị nứt kéo dài do dư chấn động đất những ngày qua.

Nỗi lo này còn phổ biến cả chính quyền địa phương huyện Bắc Trà My, Nam Trà My... Theo họ, động đất kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội mà còn gây "dư chấn" tinh thần nặng nề đến trẻ em, học sinh từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở.

Cô giáo Trần Hằng Minh, Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du (huyện Bắc Trà My) cho biết, trong vòng hai ngày qua mặt đất cứ rung chuyển, phát nổ vào giữa tiết học nên thầy trò lo sợ, ùa chạy ra sân. Do đặc thù vùng cao, mặt bằng chật hẹp nên trường có 10 phòng học trên tầng hai. Mỗi lần xảy ra động đất các em chui tọt dưới gầm bàn trốn hoặc chen nhau chạy xuống cầu thang ra ngoài sân vì lo lớp học sập”.

Cô giáo Minh cũng lo ngại, học trò trong lứa tuổi dậy thì, tinh thần còn non nớt nếu cứ sợ hãi như những ngày qua dễ tạo "dư chấn" tâm lý. 6 giáo viên của trường quê ở TP Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình... đã bày tỏ ý định chuyển trường về xuôi vì lo động đất.

Đến sáng nay, cô giáo Trần thị Hồng Mạnh, giáo viên dạy Ngữ Văn trường THCS Lê Hồng Phong (xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My) còn cảm thấy ê ẩm vì trận động đất giữa tiết học sáng 7/9 khiến cô ngã chúi vào tấm bảng đen. "Đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng bốn bức tường rung chuyển mạnh, tôi ngã chúi vào bảng trong khi học trò chạy tán loạn ra sân, số còn lại chui dưới gầm bàn lẩn trốn", cô Mạnh kể.

Còn thầy Nguyễn Thanh Tú, Hiệu trưởng trường THPT huyện Bắc Trà My bộc bạch, điều các thầy cô giáo lo ngại nhất là cách thức ứng phó với động đất chưa được triển khai trong các trường học. Nên mỗi khi mặt đất rung chuyển, trường, lớp lắc lư thì thầy trò lúng túng, ùa chạy ra sân. "Động đất mà xảy ra với cường độ lớn hơn 4,2 độ ritcher như vừa qua dễ gây nguy hiểm cho giáo viên, học sinh", thầy Tú nói.

Mỗi khi xảy ra động đất, các giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My hướng dẫn học sinh chui dưới gầm bàn, đề phòng nguy hiểm cho tính mạng
Mỗi khi xảy ra động đất, các giáo viên trường THCS Lê Hồng Phong ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My hướng dẫn học sinh chui dưới gầm bàn, đề phòng nguy hiểm cho tính mạng

Trước tình hình động đất xảy ra với mật độ dày đặc trong 5 ngày qua, nhiều hộ dân, cán bộ ở huyện Bắc Trà My cũng băn khoăn tính chuyện gửi con về quê ở với ông bà. Trao đổi với VnExpress.net, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, mấy ngày qua đã xảy ra 13 trận động đất khiến người dân địa phương lo lắng lên đỉnh điểm.

"Sau khi nghe ý kiến của các nhà khoa học của Viện địa chất, Viện vật lý địa cầu trong buổi làm việc hôm nay, chúng tôi sẽ tính toán, xem xét đến phương án ứng phó với động đất cho người dân. Có thể phải tổ chức diễn tập sơ tán, di dân trong tình huống khẩn cấp trước mùa mưa lũ năm nay", ông Phong nói.

Theo VnExpress

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.