Sống thấp thỏm trong những căn nhà cổ chờ sập ở Hội An

Căn nhà số 34 Bạch Đằng đã sập một phần sau nhiều năm không được tu sửa. (Ảnh trong bài: Công Huy)
Căn nhà số 34 Bạch Đằng đã sập một phần sau nhiều năm không được tu sửa. (Ảnh trong bài: Công Huy)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngôi nhà cổ kính với kiến trúc độc đáo là đặc trưng, niềm tự hào của phố cổ Hội An (Quảng Nam), nhưng một số đang xuống cấp nghiêm trọng.

Dột nát, rệu rã

Quảng Nam đã bắt đầu vào mùa mưa bão, nỗi lo lắng lại càng lớn với những người sống trong những căn nhà cổ xuống cấp. Theo ghi nhận của phóng viên, những dấu hiệu xuống cấp rõ rệt như tường nứt, mái dột, xà nhà mục nát, mối mọt tấn công... đã xuất hiện tại hàng chục ngôi nhà cổ ở Hội An.

Nằm sát hông chợ Hội An, căn nhà số 23 đường Tiểu La (phường Minh An), nơi ở của ông Dương Thanh Cường (70 tuổi) cùng 5 người là một ví dụ. Gia đình ông Cường là thế hệ thứ 4 đang giữ gìn ngôi nhà cổ này. Ông Cường cho biết, cả gia đình sống trong nơm nớp, lo sợ vì căn nhà đã xuống cấp nghiêm trọng. Rón rén nhích từng bước trên bậc cầu thang gỗ có dấu hiệu mục nát để lên căn gác, chủ nhà luôn miệng nhắc nhở khách phải cẩn thận dưới chân, bởi chỉ cần một chút bất cẩn là chiếc cầu thang có thể sập gãy.

Theo ông Cường, căn nhà được xây dựng cách đây khoảng 70 năm, xếp vào di tích loại 4. Sau hàng chục năm hứng chịu thiên tai cùng sự bào mòn của mưa nắng, thời gian, căn nhà hiện đã hư hỏng nặng. Hầu hết phần mái ngói âm dương bị vỡ, lộ ra nhiều khoảng trống, chủ nhà phải dùng tấm bạt giăng dưới mái ngói che nắng mưa tạm bợ. Bốn bức tường xuất hiện những vết nứt chằng chịt, có chỗ bong tróc vôi vữa. Các đòn tay mục nát, yếu ớt chống đỡ sức nặng ngôi nhà.

“Do không được tu sửa thường xuyên nên căn nhà đã ọp ẹp, mong manh. Tôi lo căn nhà khó trụ nổi qua mùa mưa bão năm nay, có thể đổ sập bất cứ lúc nào”, ông Cường nói.

Một căn nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Một căn nhà cổ đã xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ông Cường, chính quyền địa phương đã cho người đến khảo sát, đề nghị hỗ trợ kinh phí tu bổ. Theo tính toán, để tu bổ căn nhà này phải tốn ít nhất tiền tỉ, Nhà nước hỗ trợ 40 - 60%, còn lại chủ nhà góp thêm. Nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình không có số tiền góp thêm này, đành tạm thời sống trong điều kiện như trên.

Tương tự, căn nhà số 56/10 đường Lê Lợi (phường Minh An) của gia đình ông Võ Văn Hội cũng trong cảnh chờ sập chục năm qua. Ngôi nhà rộng khoảng 50m2, xây dựng cách đây gần 200 năm, đến đời ông Hội là thế hệ thứ 5 sinh sống. Căn nhà thuộc di tích loại 1, hiện vợ chồng ông Hội và mẹ già 93 tuổi đang sống ở đây.

“Mái ngói âm dương hư hỏng quá nhiều nên cứ vào mùa mưa là dột, tôi phải dùng các tấm bạt căng lên để chống mưa. Một số đòn tay đã rệu rã, đang được gia cố tạm bợ các thanh gỗ”, ông Hội cho hay.

Đơn vị quản lý di tích trong khu phố cổ đã cử lực lượng phụ trách trùng tu đến nhà ông Hội dùng gỗ mới gia cố các trụ, đòn tay hư hỏng. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Cứ mưa bão lớn là ông Hội phải cõng mẹ già sơ tán lên nhà người thân ở tạm.

Gần đó, di tích số 34 Bạch Đằng thậm chí đã trở thành “phế tích”. Trước đây căn nhà là chỗ tránh nắng, che mưa của gia đình ông Võ Đấu. Từ ngày ông Đấu mất, các con của ông cũng khăn gói rời khỏi di tích, do không được tu sửa nên nhà đã bị đổ sập một phần.

27 nhà cổ xuống cấp nặng và nghiêm trọng

Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, ông Phạm Phú Ngọc, từ chủ trương phòng, chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ năm 2024 của UBND TP Hội An, từ tháng 6/2024, Trung tâm đã chủ động phối hợp cùng các địa phương, đội ngũ cộng tác viên bảo tồn di sản, rà soát di tích xuống cấp trong khu phố cổ. Trên cơ sở đó, Trung tâm đánh giá tình trạng xuống cấp của từng di tích, đề xuất các giải pháp chằng chống hoặc di dời, hạ giải để đảm bảo an toàn.

Qua khảo sát, trong tổng số hơn 1.000 di tích thuộc diện nhà ở thì có 36 di tích đã xuống cấp. Cụ thể, 10 nhà xuống cấp nghiêm trọng, 17 nhà xuống cấp nặng, 9 nhà xuống cấp nhẹ.

Tại Hội An, trong hơn 1.000 di tích thuộc diện nhà ở thì có 36 di tích đã xuống cấp.

Tại Hội An, trong hơn 1.000 di tích thuộc diện nhà ở thì có 36 di tích đã xuống cấp.

Với 10 di tích không hạ giải gồm 12/11 Bạch Đằng; 7/2 Nguyễn Huệ; 71/4, 98 Phan Châu Trinh; 23 Tiểu La; 26 Trần Quý Cáp; 35, 50/9, 76/18 Trần Phú; 56/10 Lê Lợi, chính quyền địa phương cần liên hệ với chủ di tích, đề nghị không ở bên trong di tích khi có bão, lụt xảy ra.

Ông Ngọc thông tin, chính quyền TP luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ di tích thực hiện việc tu bổ theo đúng quy định, với quan điểm tất cả đều hướng đến mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa. Các di tích xuống cấp nghiêm trọng, không còn giải pháp chống đỡ mà là thuộc sở hữu tập thể, không có người đại diện về pháp lý, Trung tâm đã tham mưu UBND TP trình UBND tỉnh chủ trương hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ để kịp thời cứu di tích.

“Trong lúc chờ ý kiến trả lời từ tỉnh, mới đây Trung tâm đã có văn bản đề nghị UBND TP cân đối ngân sách để thực hiện tu bổ, cứu nguy các di tích xuống cấp nghiêm trọng theo thẩm quyền, xem xét cơ chế hỗ trợ đặc biệt (100%) trong thời gian sớm nhất”, ông Ngọc nói.

Thực tế tại Hội An, với các di tích thuộc diện không còn khả năng chống đỡ thì giải pháp hạ giải cũng khó khả thi, ảnh hưởng đến cảnh quan chung của khu phố cổ. Tại phường Minh An, UBND phường đề xuất phương án liên hệ với chủ di tích, trước mắt đặt vấn đề di dời đi nơi khác mỗi khi có bão lụt xảy ra. Những nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân, ngoài việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí trùng tu, nếu chủ nhà gặp khó khăn không có tiền góp số còn lại, thì Nhà nước sẽ cho vay với phương thức 3 năm đầu tiên không lãi suất.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .