Sóng thần, núi lửa dồn dập tàn phá Indonesia

Đất nước Indonesia đang oằn mình trước sự tàn phá của hai trận thiên tai xảy ra cùng lúc là sóng thần và núi lửa. Hai đợt tấn công dữ dội của “thần thiên nhiên” này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 130 người và 502 người khác vẫn còn mất tích.

Đất nước Indonesia đang oằn mình trước sự tàn phá của hai trận thiên tai xảy ra cùng lúc là sóng thần và núi lửa. Hai đợt tấn công dữ dội của “thần thiên nhiên” này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 130 người và 502 người khác vẫn còn mất tích.

 

Hơn 600 người chết và mất tích trong cơn sóng thần

 

Cơn sóng thần gây ra từ trận động đất mạnh 7.5 độ richter đêm hôm 25/10 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 113 người và khiến 502 người khác mất tích, các quan chức Indonesia hôm qua (26/10) cho hay.

 

Trận sóng thần đã tấn công mạnh nhất vào hai hòn đảo Pagaiselatan Mentawai và Pagaiutara Mentawai thuộc Tây Sumatra.

 

Theo ông Mujiharto - người phụ trách trung tâm đối phó khủng hoảng thuộc Bộ Y tế, "số người chết trong trận sóng thần hiện đã lên tới 113 người". Trong khi đó, ông Dori Satoko -một quan chức của khu vực bị sóng thần tấn công, khẳng định, đến nay vẫn còn 502 người mất tích.

 

Đội y tế đã được cử đến hiện trường và họ đã mang theo 200 túi đựng thi thể, ông Mujiharjo cho biết thêm.

 

 Ảnh minh họa

 Nhiều người dân Indonesia đang tìm cách liên lạc với người thân.


Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý học Indonesia thừa nhận, 5 phút sau trận động đất mạnh 7,5 độ richter xảy ra vào lúc 21h42 tối hôm 25/12 theo giờ Jakarta (cũng bằng giờ của Việt Nam), một loạt những đợt sóng thần nhỏ đã xảy ra. Tuy nhiên, cảnh báo sóng thần đã được rút lại khoảng nửa giờ sau đó.

 

"Những cơn sóng thần xảy ra chỉ cao khoảng 0,461m," một quan chức xưng tên là Sutiyono thuộc Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý học, cho biết. Tuy nhiên, sau đó, có báo cáo cho biết độ cao của những cơn sóng thần ở làng Silabu thuộc đảo Pagaiutara Mentawai lên tới 3m, ông Mujiharto cho hay.

 

Ngoài số người chết và mất tích rất lớn, cơn sóng thần còn san phẳng đến 80% ngôi ở những ngôi làng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Cho đến nay, nhiều người dân vẫn còn hoảng sợ và chưa dám trở về nhà.

 

Trong khi đó, rất ít nhân viên cứu hộ có thể tiếp cận được với những hòn đảo bị sóng thần tấn công mạnh nhất. Những hòn đảo này chỉ có thể đến được bằng cách đi thuyền và phải mất 12 giờ đồng hồ mới đến được đó. Hiện tại, các ngư dân phải tự tìm người sống và người chết. Các thi thể chưa chôn cất nằm la liệt khắp nơi vì không có đủ lực lượng để đào mộ chôn họ.

 

Những hòn đảo ở Tây Sumatra thường xuyên phải gánh chịu các trận động đất mạnh. Mới năm ngoái, vào tháng 9, một trận động đất xảy ra trong khu vực này đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người và phá hủy phần lớn cơ sở hạ tầng ở đây.


17 người chết vì núi lửa phun

 

Chưa thoát khỏi trận sóng thần hung ác, người dân Indonesia lại phải oằn mình gánh chịu một thiên tai khác. 17 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương khi một núi lửa ở Trung Java phun trào ngày hôm qua (26/10).

 

Núi lửa Merapi bắt đầu phun ra những luồng tro nóng và đất đá vào chạng vạng tối ngày hôm qua. Hàng ngàn người dân hoảng loạn chạy trốn khỏi khu vực. Những hình ảnh được các đài truyền hình ghi lại cho thấy, nhiều người bị phủ một lớp tro trắng rơi như mưa từ trên trời rơi xuống.

 

Trong số các nạn nhân thiệt mạng vì tro nóng phun ra từ núi lửa có một em bé. Nhiều người bị thương nặng được khiêng đi trên cáng.

 

 Ảnh minh họa


Một nhân chứng cho biết anh đến để giúp gia đình đang bị mắc kẹt trong nhà nhưng không thể tiếp cận được với họ. "Tôi ở cách họ khoảng 10m nhưng không thể tiến được gần hơn nữa vì sức nóng từ tro núi lửa lan ra quá khủng khiếp".

 

Bác sĩ Adi Mulyo ở viện Panti Nugroho cho biết, hiện có 18 người đang được điều trị vì bỏng rất nặng, một số còn bị bỏng đến 90% thân thể.

 

Một thực trạng đáng lo ngại là nhiều người vẫn còn mắc kẹt trong vùng nguy hiểm của núi lửa phun. Trước đó, chính quyền đã ra lệnh cho mọi người sơ tán đến nơi an toàn nhưng nhiều người từ chối không đi. Họ không muốn bỏ lại nhà cửa, tài sản và gia súc.

 

Bà Ponco Sumarto, 65 tuổi, dắt theo hai cháu đến khu sơ tán. Bà này cho biết, các con bà muốn ở lại để trông nom mùa màng. "Tôi buộc phải tuân theo lệnh của chính quyền đến đây để an toàn nhưng tôi vẫn muốn được ở nhà hơn," hãng tin AP dẫn lời bà Sumarto cho hay.

 

Trong khi đó, nhiều người dân khác lại bị mắc kẹt vì cơn mưa tro bụi phun ra từ núi lửa khiến họ không thể nhìn được quá 5m.

 

Hôm 25/12, các quan chức Indonesia đã tăng mức báo động về núi lửa phun lên cao nhất. Kể từ đó, đã có hơn 600 trận động đất nhỏ được ghi nhận xảy ra quanh núi lửa Merapi.

 

"Chúng tôi nghe thấy 3 tiếng nổ lúc khoảng 18h00 tối qua, sau đó núi lửa phun ra tro bụi và đất đá cao đến 1,5km. Cả ngọn núi được bao phủ bởi những lớp mây nóng bỏng," ông Surono – một nhà nghiên cứu núi lửa của chính phủ Indonesia , cho hay. Ông này cảnh báo, áp lực đang được dồn nén sau vòm dung nham gần miệng núi lửa.

 

"Chúng tôi hy vọng áp lực đó sẽ dần giảm đi. Nếu không, chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến một vụ nỏ khủng khiếp, lớn hơn bất kỳ vụ nổ nào mà chúng ta từng chứng kiến trong nhiều năm trở lại đây," ông Surono cho biết thêm.

 

Năm 1993, núi lửa Merapi từng phun trao, xóa sổ 13 ngôi làng và cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người.


Nguồn: VNMedia

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.