Song Nhi hồi phục ngoạn mục sau 2 tháng phẫu thuật

Song Nhi và mẹ của 2 em là chị Trần Thị Hồng Thúy. Ảnh: BV Nhi Đồng TP HCM
Song Nhi và mẹ của 2 em là chị Trần Thị Hồng Thúy. Ảnh: BV Nhi Đồng TP HCM
(PLVN) - Ngày 19/9, Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM cho biết, sau hơn 2 tháng phẫu thuật tách dính, 2 bé Trúc Nhi - Diệu Nhi tiếp tục hồi phục ngoạn mục, 2 bé lăn lê bò trườn thoải mái.

Cụ thể, mỗi ngày, 2 bé được các kỹ thuật viên tập luyện những bài tập trị liệu phục hồi chức năng từ dễ tới khó, phát triển chức năng vận động, kích thích cảm giác ngồi thăng bằng. Mỗi bài tập, hai bé được các chuyên viên bố trí trong các không gian nhiều màu sắc và vật dụng khác nhau.

2 bé Trúc Nhi và Diệu Nhi đã tròn 14 tháng tuổi, là chị em song sinh từng dính liền vùng bụng chậu, tư thế mặt đối mặt, kiểu cực kỳ hiếm gặp trên thế giới.

Kỹ thuật viên Đỗ Thị Bích Thuận, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết, sức khỏe của hai chị em tiến triển rất tốt, nhất là trí giác, lanh lợi và vui vẻ.

"Hai chân các bé đã khép sát nhau, cứng cáp hơn, đã có thể vịn đứng trong thời gian ngắn. Hy vọng khoảng hai tháng tới, khi bé đứng vững, trục chân thẳng, không cần bấu vịn thì sẽ bắt đầu tập đi. Dự kiến vào sinh nhật hai tuổi, các bé sẽ đi đứng vững vàng, độc lập giống các bạn đồng trang lứa", kỹ thuật viên Thuận cho biết.

Hai Trúc Nhi và Diệu Nhi hiếu động, lanh lợi (Ảnh: BV Nhi Đồng TP )
Hai Trúc Nhi và Diệu Nhi hiếu động, lanh lợi (Ảnh: BV Nhi Đồng TP )

Chị Trần Thị Hồng Thúy, mẹ của hai bé xúc động chia sẻ, mỗi ngày thấy hai con của mình khỏe, vận động được, chị cảm thấy rất nhẹ nhõm và mừng rơi nước mắt. Chị cũng bày tỏ lòng biết ơn đến toàn bộ các y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM đã giúp hai bé được khỏe mạnh như ngày hôm nay. 

Trước đó, vào ngày 15/7, gần 100 y bác sĩ từ các bệnh viện lớn ở miền Nam đã tổ chức thành công ca đại phẫu thuật mổ tách hai bé.

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.