Sống đời “phông bạt”

Các nhân vật trong Đại gia Gatsby. (Ảnh: Warner Bros Pictures)
Các nhân vật trong Đại gia Gatsby. (Ảnh: Warner Bros Pictures)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Phông bạt”, hai từ mà người đời hiện tại hay dùng để chỉ thói khoe mẽ, làm màu quá lố của người đời. Nhiều người không có tiền nhưng vì thói khoe khoang, làm màu mà cố vay mượn mà chơi. Vậy tại sao con người lại thích say mê những thứ phù phiếm như vậy?

Những lễ hội khao vọng nơi làng quê nghèo

Ngày xưa, truyện dân gian “Lợn cưới áo mới” cũng là cách để chê bai thói khoe mẽ của người Việt. Một lối sống mà nó không còn đơn lẻ của cá nhân mà di truyền của cả cộng đồng mê say tìm kiếm chút danh vọng dù nhỏ nhoi hay lớn lao. Danh vọng, để được người khác chú ý đến mình là khát khao của người Việt.

Ngày nay, có nhiều thứ mà một người có thể để làm cho mình “toả sáng” như đi vay mượn, rồi lên mạng xã hội tô vẽ cho mình là một người giàu có, thành đạt, nói chuyện đạo lý, Phật pháp… Nhưng chuyện đó ngày xưa cũng đâu thiếu.

Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh đã viết: “Dân ta là một dân rất hiếu danh, mà hiếu hư danh, tật đó dẫu người nông nổi xét xã hội của mình cũng đủ biết. Từ trên xuống dưới, từ thấp chí cao - từ anh khố rách trong làng cô cầu cạnh cho được chức trương tuần phó lý để được người ta gọi là bố đĩ, bố cu; cho đến bậc phú thương nơi thành thị thi nhau mà mua lấy tiếng ông bá, ông hàn để ra mặt thượng lưu trong xã hội, cậu cả, cậu hai luồn lót hàng chục hàng trăm để được gọi là thầy thông, thầy phán. Hết thảy đều như có cái ma lực nó run rủi phải có chuộc lấy chút danh tiếng hão mới mãn nguyện…” (Danh dự luận, Nam Phong 1919).

Danh vọng có thể mua bằng tiền, bằng sự học, bằng luồn cúi, quan hệ..., nhưng sống ở trong đời phải có chút danh để đời mình có tiếng nói, được trọng vọng, được người khác để ý. Bao năm quanh quẩn dưới luỹ tre làng, trong ngôi nhà nghèo khổ, thân phận không ai để ý, giờ vớt vát chút danh nhỏ nhoi cũng đáng để làm sao.

Nhà nghiên cứu Pierre Gourou cũng nhìn nhận thấu đáo: “Người nông dân rất thích trở thành chức sắc; họ có thể đạt được bằng sự chấp nhận của các vị kỳ mục hay do dân cử, nghĩa là bằng thủ đoạn; và họ chỉ đạt được khi đến tuổi. Khi trở thành chức sắc họ quan tâm đặc ân của mình đáng được hưởng: đặc biệt khi có cỗ bàn lớn trong xã, người ta không được quên phần biếu xén của họ. Cái sọ lợn là miếng giá trị nhất, trong một số làng nó được dành cho ông tiên chỉ, hay một số vị kỳ mục nào đó. Cắt phần sọ lợn của một vị chức sắc là xúc phạm nghiêm trọng đến ông ta, vị chức sắc đó sẽ bỏ cả thời gian và có khi cả tài sản để yêu cầu quan trên xử cho vụ xúc phạm đó. “Miếng thịt làng sàng thịt mua”, câu tục ngữ Việt Nam đó vẫn còn nguyên giá trị và cho ta có một ý niệm chính xác về sự tranh chấp mạnh liệt để giữ gìn ngôi thứ trong làng”. (Người nông dân châu thổ Bắc kỳ - nghiên cứu địa lý nhân văn).

Và khi có chút chức sắc, người ta mở tiệc ầm ĩ để tự vinh danh mình. Quả thực sau bao năm phận hèn, bổng dưng có chút danh phận sao không làm cho mình toả sáng.

Chính cái lễ khao vọng đó cũng làm nhiều người vì danh hão mà thân bại danh liệt. Theo nhà nghiên cứu Nhất Thanh cho biết: Tục lệ khao bao giờ cũng đi đôi với vọng. Vọng là được người ta trông lên (với ý cao đẹp mong muốn). Lệ vọng phải nộp tiền cho làng, ngôi cao thì lễ nặng, bậc thấp bàn dưới thì lễ nhẹ, tuỳ tục mỗi làng”.

Trong cuốn “Đất lề quê thói”, Nhất Thanh cho biết thêm là nhiều người nghèo vì háo danh mà tổ chức lễ khao vọng rầm rộ khiến cho gia chủ trở thành nạn nhân của tục lệ này “nhưng có người vì khao vọng mà khánh kiệt gia tài, thì khao vọng chỉ là một tệ tục, “được tiếng khen ho hen chẳng còn”. Nhiều nho sĩ nghèo rớt mồng tơi đổ tú tài, cử nhân rồi không có tiền khao, bà con thân thích nội ngoại phải cố gắng giúp tiền giúp gạo làm lễ khao vọng, vì không thể bỏ lệ làng, cái lệ sống ở làng, sang ở nước…”.

Hủ tục hào nhoáng danh lợi đó vẫn bám đuổi con người đến tận bây giờ. Ví cái câu “danh chính ngôn thuận” cũng là phần nào khiến người ta làm mọi thứ để có mục đích đạt tới.

Sự “lấp lánh” của xã hội hiện đại

Lối sống màu mè, “phông bạt” vẫn tiếp diễn như là một thú vui kiếm tìm trên hành trình đời người. Con người cần có có mặt nạ khác để sống, tồn tại, vươn lên vì bản chất xã hội luôn bị hấp dẫn với những thứ phù phiếm, hào nhoáng trước mắt hơn sự tìm kiếm bản chất thật của nhau.

Chúng ta đã thấy nhiều kẻ suốt ngày lên mạng nói chuyện đạo lý, sống xa hoa, làm từ thiện… nhưng lại vỡ ra là kẻ lừa đảo khi cơ quan chức năng phát hiện ra. Đơn giản vì sống đời “phông bạt” lại được nhiều người tin tưởng hơn, dễ kiếm tiền hơn, có danh vọng hơn… là những người sống đơn giản, chân thành. Đám đông luôn dễ bị hút hồn vào những thứ lấp lánh, sang trọng, thượng lưu… họ coi đó là sự thành công mà không biết rằng bàn tay của những kẻ đó đã “nhúng chàm”, thậm chí vấy máu đồng loại.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)

Cụ Phan Bội Châu từng viết: “Tục ngữ có câu rằng: “Trăm voi không được bát nước xáo”; lại có câu rằng “Mười thóc không được bát gạo”. Xem đó mới biết tính chất người nước ta chứng bệnh giả dối là một chứng rất nặng. Sĩ hay giả dối thì tìm đạo lý không cậy óc mà cậy tai; nông hay giả dối thì cày cấy ruộng trưa không cậy người mà cậy đất; công hay giả dối thì phấn sức lừa đời mà không cầu thực dụng; thương hay giả dối thì đua nhau bòn vặt mà mất cả lợi to, thậm chí mướn đạo đức làm lối cầu danh mà trát vàng ở mặt ngoài, mướn nhân nghĩa làm mối cầu lợi mà xức mật ở đầu môi…” (Cao đẳng quốc dân, 1928).

Lối sống “phông bạt” nó cũng chạy theo chủ nghĩa sống gấp “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Xuân Diệu), nghĩa là người đời cần làm mọi thứ để cho cuộc sống mình rực rỡ, bộc lộ hết năng lượng, chứ sống mòn mỏi với nghèo hèn buồn chán lắm. Đời cứ vui đi đầu cần biết ngày mai, lừa được nhau thì cứ lừa.

Trong bộ phim “Đại gia Gatsby (The Great Gatsby)” của điện ảnh Mỹ đã nói về con người đi tìm kiếm sự hào nhoáng, giàu có, nhưng sâu thẳm vẫn là sự cô đơn mà ít ai thấu hiểu. Gatsby đã sống một đời phù du, tạm bợ, đầy bất trắc của một kiếp người. Tham gia chiến trận, lao vào kiếm tiền bất chấp, có thật nhiều tiền, mua một căn biệt thự đối diện biệt thự nhà nàng, tổ chức tiệc hàng tuần vào thứ bảy, chiếu thứ ánh sáng xanh kì diệu bắt mắt qua bờ sông tới nhà nàng chỉ để có được một sự chú ý của nàng.

Cay đắng thay anh lại không có được sự chân thực của con người mình. Một tình yêu giấu giếm không có thực. Một sự sung sướng không có đích đến. Một cảm giác chở che giả tạo và một sự tồn tại ẩn hiện không rõ ràng. “Nick, người kể chuyện trong phim, một người bạn kết giao với Gatsby đã nói: “Trong khu vườn màu xanh của anh ấy, những chàng trai, cô gái đến rồi đi như những con bướm đen giữa những lời thầm thì, rượu sâm panh và những vì sao”.

“Cuộc sống giàu sang nhưng vô vị không có nổi một người bạn thật sự. Tất cả đến với Gatsby chỉ vì sự giàu có hào nhoáng của anh và sự tò mò của họ. Với những con bướm đêm ấy, liệu có một Gatsby thật sự tồn tại? Hay chỉ như những bông hoa đẹp, nở rồi tàn? Lúc bung nở, lũ bướm sẽ vây quanh, còn khi tàn lụi thì sẽ chỉ có mình nó từ từ rụng lìa khỏi cành?” - trích một lời bình phim.

Ai sống thế nào là quyền tự do của mỗi người. Cách chọn lựa nào cũng có sự sát thương cả. Sống “thật thà cũng chịu nhiều xót xa” như câu hát của nhạc sĩ Vũ Thành An đã nói vậy.

Sống làm màu, trang bị cho mình một mặt nạ khác đang diễn ra phổ biến khi mà mạng xã hội lấn át đời sống tinh thần. Khi mặt nạ rơi xuống, chúng ta thấy thật thất vọng của những người đã phải sống trong sự lấp lánh nhưng chứa đầy nguy hiểm đó.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Phát huy giá trị di sản văn hóa

(PLVN) -  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác di sản văn hóa (DSVH). Tinh thần xuyên suốt của Bộ Quy tắc là nâng cao trách nhiệm đạo đức, chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của những người đang trực tiếp làm việc trong lĩnh vực DSVH, đồng thời lan tỏa nhận thức xã hội về giá trị và tầm quan trọng của di sản với sự phát triển bền vững của đất nước.

Đọc thêm

Kích cầu du lịch bằng dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Để kích cầu du lịch, cần có những chính sách ưu đãi. (Ảnh minh họa: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Chỉ còn hai tuần nữa là đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Năm nay, Việt Nam có nhiều hoạt động trong dịp nghỉ lễ này. Cận kề tuần nghỉ lễ nhiều điểm đến du lịch đã đặt chỗ kín phòng. Điều đó cho thấy sức hấp dẫn các tour nội địa trong những ngày lễ trọng đại của đất nước.

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

'Người thắp lửa đầu tiên' cho chiếu Chèo Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo
(PLVN) - Ngày 15/4, tại thành phố Hoa Lư, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thân thế, sự nghiệp Ưu bà Phạm Thị Trân”.

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 sắp diễn ra với nhiều điểm mới ấn tượng

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ năm 2025 diễn ra đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng sẽ được tổ chức với quy mô hoành tráng, đậm bản sắc Hải Phòng.
(PLVN) - Năm 2025 là năm thứ 12 Lễ hội Hoa Phượng Đỏ được tổ chức cùng với kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025). Năm nay, TP Hải Phòng dự kiến sẽ đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, thể hiện tinh thần đại đoàn kết toàn dân qua chặng đường 70 năm giải phóng, xây dựng, bảo vệ và phát triển; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới.

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son

Đề xuất phục dựng Phố Hiến cổ: Kỳ vọng làm sống lại quá khứ vàng son
(PLVN) -  “Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” – câu ca dao đã đi vào tiềm thức người Việt như một minh chứng cho sự sầm uất, thịnh vượng của thương cảng Phố Hiến trong thế kỷ 16 - 17. Trong Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về đề án “Xây dựng và phục dựng Phố Hiến cổ” mới đây, UBND tỉnh Hưng Yên cho rằng, đây sẽ “cơ hội vàng” để tỉnh bứt phá trong lĩnh vực du lịch.

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi

Phim ngắn 'Vòng ngà tội lỗi' lên tiếng ngăn chặn vấn nạn giết hại voi
(PLVN) - Có một thực tế mà nhiều người không biết là việc mua bán ngà voi chính là nguyên nhân trực tiếp khiến voi bị giết hại. Số tiền mà người tiêu dùng chi trả vô tình tiếp tay làm giàu cho những kẻ săn bắn và buôn bán ngà voi khiến cho voi tiếp tục bị giết hại để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một bộ phận người dân.

Khai mạc Giải bóng đá hữu nghị Việt - Trung

Các đại biểu và VĐV 2 nước chụp ảnh lưu niệm trước trận đấu
(PLVN) - Ngày 14/4, thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết, từ ngày 12/4 đến 17/4 tại TP Đông Hưng (Trung Quốc) diễn ra Giải bóng đá liên hợp giao hữu qua biên giới Trung Quốc - Việt Nam với sự tham gia của 16 đội bóng đến từ các địa phương biên giới hai nước.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Cầu mây Việt Nam: Vươn tầm thế giới, khát vọng đầu tư

Đội tuyển cầu mây Việt Nam tại Giải Cúp Cầu mây Thế giới 2025 (ISTAF World Cup 2025)
(PLVN) - Dù liên tục mang về những tấm huy chương danh giá từ các đấu trường quốc tế, khẳng định vị thế cường quốc, nhưng cầu mây Việt Nam dường như vẫn chưa nhận được sự quan tâm và biết đến rộng rãi tương xứng từ công chúng trong nước. .