Sống bất an bên miệng “hà bá” sông Thu Bồn

Theo địa phương, cần xây dựng bờ kè cứng dọc khu dân cư để chống xói lở.
Theo địa phương, cần xây dựng bờ kè cứng dọc khu dân cư để chống xói lở.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hằng năm, cứ vào mùa mưa bão, một số hộ dân sinh sống ven sông Thu Bồn thuộc huyện Nông Sơn (Quảng Nam) lại bất an, lo lắng vì nhà cửa, đất vườn và tài sản bị “hà bá” nuốt dần. Thực trạng này gây ra nhiều vấn đề an sinh cho dân, nhưng nhiều năm nay, hướng giải quyết của địa phương vẫn chưa được thực hiện do nguồn kinh phí lớn.

Nỗi lo sạt lở, sông “nuốt” nhà dân

Chạy dọc ven bờ sông Thu Bồn (đoạn qua thôn Trung Phước 1, Trung Phước 2 và một số hộ thuộc thôn Trung Hạ) thuộc xã Quế Trung, không khó để bắt gặp có nhiều điểm sạt lở gần sát nhà dân, công trình phụ. Dù một số hộ dân đã trồng tre và dùng bao cát, cây... chắn điểm sạt lở mong giữ đất, nhưng vài năm trở lại đây bờ sông vẫn tiếp tục sạt lở, nhiều diện tích đất sản xuất, đất ở bị “xóa sổ”; nhiều điểm sạt lở ngày càng ăn sâu vào đất liền.

Ngôi nhà cấp 4 của anh Tăng Văn Cư (36 tuổi, ngụ thôn Trung Phước 2, xã Quế Trung) nằm gần bờ sông Thu Bồn đã xuống cấp, nhưng anh không dám sửa lại vì sợ mưa lớn, nước sông dâng cao chảy xiết sạt lở sập nhà.

Chỉ về bụi tre mình trồng trong vườn nhà nay đã nằm sát mép nước, anh Cư cho biết, trước đây nhà anh cách bờ sông hàng chục mét, nhưng qua mỗi mùa mưa bão, đất vườn bị “hà bá” ăn dần. Cả gia đình luôn thấp thỏm lo sợ ngôi nhà của mình có thể bị nước sông cuốn đi bất cứ lúc nào, nếu không có biện pháp ngăn chặn.

“Tôi và mọi người dân ở đây đều rất lo lắng nhưng chưa có điều kiện để đến nơi ở mới. Vì thế ai nấy đều mong các cấp quan tâm, hỗ trợ mặt bằng, bố trí tái định cư, hoặc có biện pháp ngăn chặn tình trạng này để chúng tôi có điều kiện an tâm sinh sống, phát triển kinh tế”, anh Cư nói.

Cách đó không xa, bà Tăng Thị Tín (60 tuổi, ngụ thôn Trung Phước 2) cho biết, trước kia đất vườn của gia đình kéo dài ra đến tận hàng tre, nhưng do tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra rất nhanh, giờ chỉ còn khoảng 3m nữa là nước vào móng nhà. Để đối phó với tình trạng mất đất, bà và nhiều hộ dân xung quanh trồng tre, còn lấy bao cát tạo thành bờ kè chống xói lở. Vậy mà năm 2020 nước sông dâng cao đã cuốn trôi cả những bụi tre bà trồng. Gia đình bà Tín đang đối mặt với cảnh bờ sông tiến sát, căn nhà có thể trôi theo dòng nước. Hễ có mưa lũ xuất hiện, cả nhà lại chạy đi tìm chỗ lánh nạn.

Cùng chung cảnh ngộ, một số hộ sống ở thôn Trung Hạ cũng lo lắng trước tình trạng sạt lở đã “ngoạm” vào gần móng nhà, vách tường. Gia đình ông Huỳnh Công Tám (51 tuổi) là một ví dụ. Trong đợt mưa mới đây, bờ sông phía sau nhà sạt lở khiến khu công trình phụ và bếp nhà ông xuất hiện rất nhiều vết nứt chạy dài trên tường; cả căn nhà đang có dấu nghiêng ra phía sông. “Chúng tôi sinh sống ở đây đã lâu, nhưng tình trạng sạt lở nặng bờ sông Thu Bồn chỉ xuất hiện vài năm nay và ngày càng nặng hơn”, ông Tám lo lắng.

Một bụi tre trồng nhiều năm nay chống xói mòn nay đã chìm nghỉm xuống sông.

Một bụi tre trồng nhiều năm nay chống xói mòn nay đã chìm nghỉm xuống sông.

Cần kè bê tông cốt thép ngăn chặn

Xác nhận tình trạng trên, ông Đỗ Trường Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Quế Trung cho biết, trên địa bàn xã hiện có hai điểm sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến 50 hộ dân; nặng nhất là 5 hộ thuộc thôn Trung Phước 2.

Để hạn chế tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn gây ảnh hưởng đến người và tài sản, chính quyền xã thường xuyên cảnh báo, tuyên truyền nhắc nhở người dân theo dõi tình hình, nếu nguy hiểm, địa phương sẽ có biện pháp sơ tán kịp thời.

“Thời gian qua người dân đã trồng tre để giữ đất, nhưng về lâu dài các vị trí sạt lở phải kè bê tông cốt thép, tuy nhiên kinh phí quá lớn, chính quyền địa phương không thể nào đáp ứng được. Xã cũng đã gửi kiến nghị lên UBND huyện Nông Sơn mong có biện pháp khắc phục, hỗ trợ bà con ổn định đời sống”, ông Thương nói.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn thông tin, nhận được phản ánh sạt lở bờ sông Thu Bồn đoạn chảy qua địa bàn địa phương, UBND huyện đã đi kiểm tra, khảo sát để đánh giá mức độ sạt lở và đã lập hồ sơ thiết kế. Nhưng do kinh phí khắc phục rất lớn, trong khi nguồn lực của huyện rất khó để thực hiện, nên huyện chỉ biết làm báo cáo thiệt hại về tình hình sạt lở và gửi tờ trình xin nguồn hỗ trợ của UBND tỉnh Quảng Nam hoặc Trung ương phương án xây dựng bờ kè cứng dọc khu dân cư; hoặc bố trí khu tái định mới cho bà con. Đến nay, địa phương vẫn đang chờ phúc đáp.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.