Sống an nhiên và tùy duyên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sống an nhiên là trong lòng yên định và tùy duyên là trong tâm không khởi chấp nơi pháp mà tùy pháp để có cách ứng xử cho phù hợp với cuộc sống nhằm đưa tâm mình hòa với cuộc sống xung quanh mà không đánh mất bản tâm chân thật của mình.

Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau. Nhưng chung quy có một sự không thay đổi từ xưa đến nay, từ trước tới giờ đó là tâm. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến, tâm uyên nguyên không tịch, tâm không sinh không diệt. Thể của tâm trước nay vẫn như vậy, cùng một bản tánh tâm.

Tâm là thước đo của đức hạnh và điềm đạm, tâm là chuẩn mực của công đức và phước đức, tâm là nơi chất chứa của hạt giống tâm hồn, của bao ước vọng và hoài bão, bao nhiêu niệm suy và tư lương, bao nhiêu dự định và kế hoạch, bao mưu tính cho hiện tại hay tương lai.

Và cũng là nơi nhân giống ước mơ, chăm sóc tâm hồn, ươm mầm hi vọng, vun vén hạnh phúc, bảo vệ bình an. Đó là những dụng của tâm, tuy nói dụng của tâm có nhiều tướng trạng nhưng chung quy lại chỉ có hai thứ tâm là tâm trong sạch và tâm ô nhiễm hay nói cách khác là tâm thiện và tâm ác, hay tâm Phật và tâm chúng sinh. Tuy diễn đạt ngữ nghĩa có khác mà ý lại đồng. Đồng ở đây là đồng quy chân tánh thì tâm thiện lương, còn đồng quy hư vọng che lấp chân như là tâm bất lương gây ác nghiệp.

Cuộc sống là chuỗi quá trình tạo tác, trong quá trình tạo tác có nghiệp lành nghiệp dữ. Nghiệp lành làm cho cuộc sống trong hiện tại hay quả tương lai có tốt đẹp hạnh phúc, còn nghiệp ác làm cho cuộc sống trong hiện tại hay quả tương lai khổ não ưu phiền hay đau khổ.

Để cuộc sống an nhiên thì tâm phải an nhiên, mà tâm an nhiên thì thân hành, khẩu ngữ hợp chánh đúng pháp mới thuận lành. Đối với người thì kính trọng nhân ái, đối với vật thì yêu thương chở che, đối với đời vì làm thiện sống tốt, đối với đạo thì tinh tấn hành trì đạo pháp, hoằng hóa giáo lý, đem công đức nhỏ bé của mình làm xoa dịu nỗi đau nhân thế là phiền não trong lòng và bi lụy trong tâm chúng sinh.

Lời Phật dạy sống ngay giây phút hiện tại

hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo. Ảnh minh họa.Bằng cái tâm và dẫn đường chiếu soi bởi cái trí thì cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo. Ảnh minh họa.

Sống yêu thương và tha thứ là liều thuốc hạnh phúc và an vui mà mỗi người đều có trong bản thân, chỉ là có thể nhận biết và cho đi người khác hay không mà thôi. Đừng nhìn đời bằng ánh mắt bi quan vì như vậy tâm sẽ bị trói buộc và tâm dần tới sự bi quan, mà tâm bi quan cũng là nguồn gốc của ưu phiền và khổ não. Hãy nhìn đời bằng con mắt chánh niệm, chánh niệm là trong mỗi niệm nghĩ suy đều hướng tới đều tích cực, tốt lành thì bản thân sẽ sinh ra một năng lượng tích cực an lành và nguồn năng lượng đó lan tỏa gần thì người thân sẽ an lành mà xa thì nơi nơi sẽ yên vui.

Hãy tùy duyên sống vì khi tùy duyên theo pháp, sống đúng với chánh pháp, làm đúng với chánh pháp, tùy thuận theo pháp mà bên trong tâm không khởi tâm động niệm thì tâm yên bình và tĩnh lặng với tất cả pháp, khi tâm không khởi động niệm thì ngay lúc đó pháp là chánh pháp, còn tâm mà khởi tâm động niệm thì pháp lại là tà pháp.

Lòng thành bố thí ắt thoát khỏi tai ác

Ví như hành thiện giúp đời, khi làm việc thiện phóng sanh hay bố thí thì làm việc đó với tâm hoan hỷ và tâm thiện lành làm không mong cầu, làm vì điều đó là điều thiện nên làm, chứ nếu làm thiện mà khởi tâm là làm cho có, làm cho người khác xem, làm để mong nhận lại phước báu thì việc làm thiện hóa thành pháp bất thiện do tâm bất chính mà ra. Vậy làm bất cứ việc gì cũng nên cần có cái tâm, tâm chánh trực không hư ngụy, tâm thiện lành tốt đẹp, tâm an định bình yên, tâm thanh tịnh giải thoát.

Vậy sống là an nhiên và tùy duyên mặc cuộc đời có gấp khúc, trắc trở. Bằng cái tâm và dẫn đường chiếu soi bởi cái trí thì cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp sẽ tới không những là cho bản thân mà giúp cho mọi người xung quanh được tốt lành theo.

Sống tùy duyên không giận không hờn oán

Sống vui vẻ không tham không sân si

Sống an nhiên không chen không tranh đua

Sống thảnh thơi không buồn không não phiền

Sống yêu thương không khép không vị kỷ

Sống cho đi không giữ không mong cầu

Sống thiện lành không ác không bất chánh

Sống biết đủ không cầu không đắm chấp

Sống thanh tịnh không chấp không niệm suy.

Đọc thêm

Khi người trẻ đơn độc trong tình yêu

Yêu trước ngày cưới kết thúc với 1 tỷ người xem. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, phim Yêu trước ngày cưới thu hút sự chú ý của khán giả không chỉ bởi diễn viên đẹp mà còn là những câu chuyện rất thật của người trẻ trong hành trình lập nghiệp và tình yêu…

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh

Về Kẻ Mía, nghe giai thoại sứ thần Giang Văn Minh
(PLVN) - Nếu có dịp chu du về xứ Đoài mây trắng, bạn nhớ ghé thăm di tích Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh ở làng Kẻ Mía, thôn Mông Phụ (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), để nghe về cuộc đời huyền thoại vị sứ thần thời hậu Lê, nổi tiếng tài trí, trung quân, ái quốc.

Đền cổ linh thiêng thờ công chúa thời Trần 12 lần được sắc phong

Ngôi đền cổ ẩn mình dưới những tán cây di sản gần ngàn năm tuổi...
(PLVN) - Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, di tích đền Mõ thuộc huyện Kiến Thụy thờ công chúa Quỳnh Trân (con gái vua Trần Thánh Tông). Bà là người có công xây dựng quê hương, đất nước nên khi bà mất được nhân dân trong vùng tôn vinh là Thánh, ngôi đền thờ Bà đã được các triều đại trao 12 bản sắc phong.

Đình thờ tam vị thành hoàng của kinh thành Thăng Long

Cổng đình Tân Khai.
(PLVN) - Đình Tân Khai (tên gọi khác là đình Thái Cam) nằm trong Cụm di tích cấp quốc gia đình Tân Khai - chùa Thái Cam, thuộc địa phận phường Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ngôi đình cổ kính và linh thiêng này thờ tam vị Thành hoàng bảo hộ cho kinh thành Thăng Long xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu: Cần chấn chỉnh “đồng đua”, “đồng đú”

Tam tòa Thánh Mẫu - ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. (Ảnh: Ngọc Dưỡng)
(PLVN) - Tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ hầu đồng với những giá trị triết lý, đạo đức và văn hóa sâu sắc được nhân dân tích cực tham gia và cuộc sống ghi nhận. Tuy nhiên tại một số nơi, việc thực hành nghi lễ hầu đồng nảy sinh một số tiêu cực trong đó lo ngại nhất là hành vi biến tướng và lệch chuẩn.

Phụ nữ khí chất

Phụ nữ khí chất luôn hiểu, thành thật và yêu bản thân mình. (Nguồn ảnh: Sức khỏe và đời sống)
(PLVN) - Phái đẹp ở mỗi một thời kì sẽ sở hữu một tố chất nổi bật giúp họ tỏa sáng, trở thành tâm điểm của đời sống. Ở thời đại của sự giải phóng phụ nữ, đề cao nữ quyền, “khí chất” là một trong những yếu tố được nhắc đến nhiều. Người ta hay nói nhiều về “phụ nữ khí chất”, nhưng “khí chất” thực sự là gì, thì đôi khi không mấy ai định nghĩa rõ ràng được.

Nói ra để chữa lành

Học cách tâm sự, nói ra cũng là cách giúp bản thân không bị tổn thương, mối quan hệ tốt đẹp hơn. (Nguồn ảnh: ĐSPL)
(PLVN) - Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tổn thương dai dẳng và những căn bệnh tâm lý, đó là thiếu chia sẻ, giấu kín mọi nỗi niềm của bản thân. Học cách nói ra, giãi bày cũng chính là học cách chữa lành vết thương tâm hồn.

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau

Chúc Tết Nguyên tiêu đồng bào dân tộc Hoa ở Cà Mau
(PLVN) - Ngày 24/2 (nhằm Rằm tháng Giêng âm lịch), đoàn cán bộ Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đến chúc mừng, tặng quà tại miếu Bà Thiên Hậu và chùa Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm; tặng quà cho các vị người có uy tín, các vị cao niên và thành viên các Hội Đoàn người Hoa trên địa bàn tỉnh.

Vì một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các địa phương chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. (Ảnh minh họa internet).
(PLVN) - Nhiều lễ hội mùa xuân đã tưng bừng khai hội. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhận định, trong mùa lễ hội năm nay, nhiều bất cập đã được chấn chỉnh nhờ sự vào cuộc tích cực của các địa phương...

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo

Ý nghĩa về ngày rằm tháng Giêng trong Phật giáo
Rằm tháng Giêng theo dân gian có tên gọi tết Nguyên tiêu. "Nguyên" là đầu, ý nói tháng đầu tiên của năm, "tiêu" là dạ có nghĩa là đêm. Tết nguyên tiêu là đêm rằm nguyên vẹn, là ngày rằm xem như là ngày rằm đầu tiên của một năm, và ngày rằm đó xem như là ánh sáng cho cả một năm.

Bí mật những chiếc ấn thiêng

Bí mật những chiếc ấn thiêng (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Đầu năm khai Xuân, những chiếc ấn thiêng khác đang là nỗi khao khát của nhiều người. Những chiếc "ấn vua ban" này có thực sự mang một năng lực siêu nhiên cho người sở hữu? 

Hàng vạn người tham dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, gióng trống khai hội.
(PLVN) - Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh), đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử và du khách về với vùng đất phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.