Somalia: Mạnh tay chống khủng bố

Hiện trường vụ tấn công khủng bố dã man tại khách sạn Nasa Hablod
Hiện trường vụ tấn công khủng bố dã man tại khách sạn Nasa Hablod
(PLO) - Ngày 29/10, Tổng thống Somalia Mohamed Abdullahi Mohamed tuyên bố các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu mới đây sẽ không làm giảm nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ Somalia trong cuộc chiến chống khủng bố.

Somalia đang quyết tâm đẩy mạnh cuộc chiến chống Al-Shabaab - nhóm phiến quân có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và là thủ phạm của hàng loạt vụ đánh bom liều chết ở quốc gia Đông Phi này. 

Đoàn kết chống khủng bố

Phát biểu tại thủ đô Mogadishu sau khi nhóm Hồi giáo cực đoan Al-Shabaab tiến hành vụ tấn công khủng bố dã man tại khách sạn Nasa Hablod, Tổng thống Mohamed nhấn mạnh các phần tử khủng bố đang cố gắng tạo ra sự sợ hãi đối với người dân Somalia nhưng trái lại chính phủ và người dân đang ngày càng đoàn kết, quyết tâm trong cuộc chiến chống khủng bố và tìm kiếm hòa bình trong nước.

Nhân dịp này, Tổng thống Somalia cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình nạn nhân trong vụ tấn công khủng bố tại khách sạn Nasa Hablod, khiến hơn 29 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, trong đó có các nhà lập pháp, quan chức chính phủ và chính quyền địa phương. 

Trước đó, ngày 28/10, 1 chiếc xe đánh bom liều chết đã phát nổ bên ngoài khách sạn nổi tiếng Nasa Hablod (cách Dinh thự tổng thống khoảng 600 mét), sau đó 5 phiến quân có vũ trang xông vào tòa nhà này. Chỉ vài phút sau, một chiếc xe bom khác đã phát nổ gần tòa nhà trước đây là trụ sở Quốc hội Somalia ở gần đó.

Lực lượng cảnh sát an ninh Somalia đã tiêu diệt các tay súng Al-Shabaab và bắt giữ 3 đối tượng khác có liên quan đến vụ tấn công khủng bố này. Cảnh sát cho biết giao tranh đã kéo dài suốt 12 giờ đồng hồ và trong số các nạn nhân, có 12 người là nhân viên an ninh. Nhóm cực đoan Al-Shabab đã nhận là thủ phạm vụ việc.

Điều đáng nói là vụ tấn công xảy ra khi các nhà lãnh đạo đất nước chuẩn bị tham dự một hội nghị an ninh cấp cao ở Mogadishu. Chính phủ Somalia cùng ngày 29/10 thông báo đã cách chức Giám đốc Cơ quan tình báo Abdillahi Mohamed Sanbalooshe và Cảnh sát trưởng Abdihakim Dahir Said sau vụ tấn công đẫm máu nhằm vào khách sạn Nasahablod.

Tuyên bố sau cuộc hộp nội các của Bộ trưởng Thông tin Somalia Abdirahman Omar Osman nêu rõ hai quan chức trên đã bị sa thải vì thiếu trách nhiệm nghiêm trọng liên quan đến vụ việc. Trước đó, hôm 14/10, một vụ đánh bom liên hoàn ở trung tâm thủ đô Mogadishu đã khiến ít nhất 276 người thiệt mạng và 300 người bị thương. Đây được xem là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất tại Somalia trong thập kỷ qua.

Mỹ tăng cường lực lượng

Mỹ đang có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự tại châu Phi do quan ngại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đang bị truy quét mạnh tại Trung Đông nhất là ở Syria và Iraq, sẽ chuyển hướng và xây dựng vị trí, lực lượng của chúng ở khu vực châu Phi nhạy cảm. 

Theo đó, nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố ở châu Phi, nhất là chống IS, các nhóm Hồi giáo cực đoan Boko Haram ở Nigeria, Al Shabaab ở Somalia, các phiến quân ở Mali và Niger…, Mỹ đang tăng cường hỗ trợ các quốc gia châu Phi. Các nhà phân tích cho biết hiện châu Phi là khu vực đứng thứ hai được Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm sau Trung Đông. Mỹ cũng đang hỗ trợ Chiến dịch quân sự chống khủng bố của Pháp tại 5 nước khu vực Sahel, gồm Mauritanie, Mali, CH Chad, Niger, Burkina Faso thông qua việc tiếp nhiên liệu cho các máy bay tác chiến và chia sẻ thông tin tình báo. 

Mỹ đang triển khai 6.000 sĩ quan, binh lính đặc nhiệm tại 53 quốc gia châu Phi, nhất là tại các nước như CH Chad, CHDC Congo, Ethiopia, Somalia, Uganda, Rwanda, Kenya và Niger với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, huấn luyện các đơn vị chống khủng bố của quân đội các nước này. Gần đây, Mỹ cũng tiến hành các vụ không kích nhằm vào các nhóm Hồi giáo cực đoan tại đây. Sau vụ tấn công tại Niger làm 4 quân nhân Mỹ thiệt mạng vào ngày 4/10 vừa qua, Washington đang có kế hoạch cho phép lực lượng đặc nhiệm Mỹ với hơn 800 binh sĩ, nhân viên quân sự tại đây, trực tiếp tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố tại quốc gia Tây Phi đầy bất ổn này.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.