Sớm triển khai đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp

Lực lượng y tế tiêm vaccine phòng COVID-1 cho học sinh Trường THPT Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu: Trung Kiên/TTXVN
Lực lượng y tế tiêm vaccine phòng COVID-1 cho học sinh Trường THPT Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh tư liệu: Trung Kiên/TTXVN
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu như vậy tại phiên họp thường kỳ tháng 3 của Chính phủ sáng nay (4/4) khi các thành viên Chính phủ đều thống nhất nhận định: "Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát".

Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay, số ca mắc mới, chuyển nặng, tử vong giảm sâu từ cuối tháng 3, cho thấy rõ hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch. Số ca mắc mới, tử vong giảm lần lượt 37% và 28% so với tuần trước. Tính đến giữa tháng 3, tỉ lệ chết/mắc của 30 ngày qua là 0,1%, giảm so với tháng trước (0,7%); số ca tử vong/100.000 dân của 30 ngày qua ghi nhận là 3 ca (giảm 1 ca so với tháng trước).

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và khả năng xuất hiện thêm biến chủng mới. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các các bộ, ngành, địa phương tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, luôn sẵn sàng, chủ động, chuẩn bị các phương án ứng phó, bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng người dân, hạn chế thấp nhất các ca bệnh nặng, tử vong; phục hồi, phát triển KTXH.

Tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược vaccine trong thời gian tới, đặc biệt tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đồng thời nghiên cứu, tham khảo các nước phát triển, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền về việc tiêm cho trẻ từ 3-5 tuổi thời gian tới.

Thủ tướng cũng yêu cầu, tổ chức hình thức dạy học phù hợp, không để học sinh, sinh viên học trực tuyến kéo dài; sớm triển khai đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp an toàn; tiếp tục chú trọng củng cố kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý, sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên, nhất là học sinh tiểu học.

Về vấn đề cho học sinh đi học trở lại, tại buổi họp báo cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết: Bộ GD&ĐT đã sớm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, có văn bản hướng dẫn địa phương trong việc sớm đưa học sinh trở lại trường theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Trong thời gian vừa qua, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, gần đây có bước chuyển biến tích cực. Hiện nay, cả nước 92,17% học sinh đã trở lại trường học trực tiếp tại các cấp.

Chiều 4/4, Hà Nội công bố kế hoạch ngày 6/4 đưa học sinh tiểu học trở lại trường. Nếu như vậy thì tổng số 97% học sinh trở lại trường học trực tiếp. Tính về các bậc học, riêng bậc mầm non, 62/63 tỉnh, thành phố, trừ Hà Nội, cho trẻ em mầm non đến trường. Trong 62/63 tỉnh, thành phố, có 7 tỉnh cho dừng 1 huyện hoặc thành phố do dịch bùng phát nhanh.

Nhìn tổng thể, các địa phương đã rất quyết liệt tích cực, thấy rõ việc cho học sinh đến trường là cần thiết. Tất nhiên, tình hình dịch bệnh của các địa phương có đặc điểm khác nhau. Với chỉ đạo đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng các địa phương đã làm rất tốt.

Bậc tiểu học đến nay đã có 63/63 tỉnh, thành phố học trực tiếp, tính cả hoạch của Hà Nội đến ngày 6/4. Riêng Hà Nội chưa cho trẻ mầm non đi học; căn cứ tình hình dịch bệnh, lãnh đạo thành phố sẽ quyết định.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.