Sớm sửa đổi quy định về đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe

Ảnh minh họa,
Ảnh minh họa,
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 24/4/2017 của Bộ GTVT ban hành quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe đường bộ (Thông tư 12) vẫn đang chứa đựng một số bất cập, tạo ra nhiều khó khăn cho các hoạt động đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe đường bộ.

Trong bài viết gửi đến Báo PLVN, GS.TS Lê Hồng Hạnh cho rằng, những vụ việc xảy ra gần đây ở một số trung tâm đào tạo lái xe cho thấy nguy cơ đe dọa nhiều người tham gia hoạt động đào tạo, quản lý sát hạch lái xe rơi vào cảnh lao lý vì tội danh “Giả mạo trong công tác” đang hiện hữu nếu Thông tư 12 không kịp thời thay đổi.

GS Hạnh chỉ rõ, quy định số lượng 5 học viên/1 xe tập lái đối với hạng B1, B2 trong toàn khóa học 3 tháng là không phù hợp thực tiễn. Nếu áp dụng quy định trong khoản 3 Điều 13 Phụ lục 4 Thông tư 12 thì trong mỗi khóa học 3 tháng, giáo viên lái xe làm việc 3,3h/ngày. Không cơ sở đào tạo nào có đủ khả năng mời giáo viên để làm việc 3,3h/ngày chưa nói đến duy trì đội ngũ giáo viên cơ hữu để thực hiện được định mức này. Nếu duy trì hoạt động đào tạo, các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe phải có những sự linh hoạt nhất định.

Hay việc duy trì một hệ thống sổ sách, giáo vụ để đáp ứng được yêu cầu mà Thông tư 12 quy định, thực chất trong thực tiễn là không thể. Theo GS Hạnh, không thể bố trí một giáo viên dạy 5 học viên, sử dụng 1 xe trong suốt 3 tháng liền. Hơn nữa, với giáo viên thỉnh giảng từ các cơ sở khác thì điều đó càng không thể. Vì thế, tình trạng nhiều lái xe dạy trong khóa học và một giáo viên đứng ra ký tên để bảo đảm yêu cầu của Thông tư 12 diễn ra ở nhiều trung tâm.

Trong Văn bản số 28/CV-HHVT của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam do Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn Văn Quyền ký cũng khẳng định quy định về nội dung, hình thức sổ sách trong đào tạo tại Thông tư 12 không phù hợp với thực tế. Cụ thể, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, việc ký sổ theo dõi thực hành lái xe của học viên có thể do nhiều thầy/cô thực hiện, chứ không phải của 1 thầy/cô như quy định. Nếu áp dụng cứng 5 học viên/1 xe/1 thầy theo quy định thì cơ sở đào tạo không thể đáp ứng được sự linh hoạt của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc không thể tuyển sinh hoặc tuyển sinh thì phải vi phạm quy định.

Bên cạnh đó, văn bản của Hiệp hội còn phân tích một quy định bất hợp lý khác liên quan đến giờ thực hành trên xe tập lái như quy định thời gian thực hành trên xe tập lái của một học viên trong sân tập lái và thực hành trên đường giao thông...

Qua đây, Hiệp hội cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét sớm sửa đổi các quy định hiện hành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý, thực hiện với lĩnh vực đào tạo, sát hạch lái xe.

Đọc thêm

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Cầu Yên Bái lưu thông trở lại

Cầu Yên Bái lưu thông trở lại
(PLVN) - Sau gần 3 tháng kiểm tra, sửa chữa, khắc phục sự cố, cầu Yên Bái đã chính thức lưu thông trở lại từ 18h00 ngày 31/12 đối với xe đạp, xe máy, ô tô 7 chỗ trở xuống.

Chỉ thị “khẩn” thắt chặt an toàn hàng không mùa Tết

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Trong bối cảnh hoạt động hàng không bước vào giai đoạn cao điểm phục vụ Tết Ất Tỵ 2025, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) đã ban hành chỉ thị “khẩn” yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm an toàn hàng không.

Hà Nội cấm đường từ chiều mai phục vụ Countdown

Biển người chen nhau tham dự Countdown Party 2023 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dự kiến từ 17h ngày 31/12, Công an thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu cấm đường tại một số tuyến giao thông xung quanh hồ Gươm để phục vụ cho các chương trình văn hóa - nghệ thuật trong đêm Countdown chào đón năm mới 2025.