Sớm sửa đổi quy định pháp luật về kinh doanh thuốc lá

PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
PGS.TS Đinh Dũng Sỹ nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ về thuốc lá thế hệ mới.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực tế nhiều năm qua cho thấy, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được quản lý, chưa được lưu hành nhưng đã được bán tràn lan trên thị trường và trên mạng internet. Thực trạng này đòi hỏi các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương tìm giải pháp để có câu trả lời cho những yêu cầu của Chính phủ và mối quan tâm của dư luận.

Chính phủ liên tiếp chỉ đạo về thuốc lá thế hệ mới

Tất cả các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hiện đều được nhập vào nước ta thông qua đường “xách tay”, buôn lậu và không được quản lý về mặt chất lượng, nguồn gốc. Dù chưa được phép thương mại nhưng việc mua bán những sản phẩm này khá công khai và dễ dàng.

Do chưa có biện pháp quản lý và chế tài nên các hoạt động kinh doanh, quảng cáo tự phát tràn lan các sản phẩm nêu trên vi phạm các quy định của pháp luật, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân và các hệ lụy khác đối với xã hội, bên cạnh việc Nhà nước không thu được các nguồn thu thuế cho ngân sách. Vì vậy, nhu cầu quản lý thuốc lá thế hệ mới trong giai đoạn này là cần thiết.

Nhìn rõ thực trạng trên, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến thuốc lá thế hệ mới. Tại Hội thảo “Tháo gỡ các quan ngại để thí điểm quản lý thuốc lá thế hệ mới” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức gần đây, PGS.TS Đinh Dũng Sỹ (khi đó là Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ) đã nhắc lại một số chỉ đạo của Chính phủ.

Cụ thể, tại Công văn 8750/VPCP-V.I ngày 20/10/2020, Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tại Văn bản số 4861/VPCP-CN ngày 17/6/2020 của Văn phòng Chính phủ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2020. Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Công an, Quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nhất là các tuyến, khu vực biên giới, cửa khẩu, địa bàn trọng điểm) chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ, tăng cường quản lý, tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu, tàng trữ, vận chuyển và kinh doanh trái phép thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Tiếp đến, tại Công văn số 7830/VPCP-CN ngày 26/10/2021, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về báo cáo nghiên cứu, đề xuất chính sách quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam của Bộ Công Thương tại Công văn số 5200/BCT-CN ngày 26/8/2021 và Công văn số 5201/BCT-CN ngày 26/8/2021. Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành có ý kiến như sau: Bộ Công Thương làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền ban hành chính sách thí điểm quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới; phối hợp với Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu, đánh giá các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, trên cơ sở đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và cân đối hài hòa quyền lợi giữa các chủ thể như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4861/VPCP-CN ngày 17/6/2020 và Công văn số 1043/VPCP-CN ngày 10/2/2021, trình Thủ tướng Chính phủ vào thời điểm phù hợp.

Trong thời gian chưa được phép lưu thông, sử dụng sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, các Bộ: Công Thương, Công an, Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các cơ quan liên quan, tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chính sách đối với thuốc lá thế hệ mới cần được thúc đẩy nhanh chóng

Đặc biệt, ông Sỹ cho hay, từ năm 2017, Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các tổ chức liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá. Theo đó, Nghị định 67 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP, trong đó Nghị định 106 quy định Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức có liên quan nghiên cứu xây dựng quy định phù hợp để quản lý các sản phẩm thuốc lá điện tử, trình Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện quy định này, Bộ Công Thương đã đưa dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67 vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2020, trong đó bao gồm định nghĩa thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng.

Tại Công văn số 8564/VPCP-CN ngày 23/11/2021 về dự thảo Nghị định kinh doanh thuốc lá do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, căn cứ quy định tại Điều 94 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định trước khi trình Chính phủ, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ, ngành, cơ quan liên quan về các nội dung liên quan để khẩn trương, hoàn thiện dự thảo Nghị định và trình Chính phủ trong năm 2021.

Như vậy, theo ông Sỹ, tiến độ xây dựng, thống nhất ý kiến giữa các bộ để trình Chính phủ xem xét, thông qua đến nay đã là muộn. Từ đó, ông Sỹ khuyến nghị, cần sớm thống nhất các nội dung còn ý kiến khác nhau và trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá trong thời gian sớm nhất.

Với xu thế hội nhập về mọi mặt như hiện nay, việc trên thị trường xuất hiện những sản phẩm thuốc lá mới là điều có thể hiểu được. Vì thế, Bộ Công Thương mong muốn vấn đề chính sách đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới được thúc đẩy nhanh chóng hơn nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ một cách kịp thời.

Cập nhật về tiến độ nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 67/2013, Trưởng phòng Công nghiệp thực phẩm, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, Cao Trọng Quý cho biết, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng tại Công văn số 728/BCT-CN ngày 6/2/2020 và Tờ trình số 5200/TTr-BCT ngày 26/8/2021. Về cơ bản các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư và Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đều thống nhất việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp để quản lý đối với mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết và có cơ sở.

Tại tọa đàm “Thuốc lá thế hệ mới: Đủ điều kiện để quản lý ngay theo luật hiện hành” do Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức vừa qua, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Ngô Khải Hoàn cho biết thêm, để hoàn thiện hình thức và chính sách cụ thể đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới, Bộ Công Thương đã tổng hợp đầy đủ ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đối với dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 67 về kinh doanh thuốc lá. Trong đó, Bộ Công Thương có đề xuất đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý dưới hình thức quy định trong Nghị định 67 sửa đổi và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý 2/2023.

Cũng tại tọa đàm này, đề cập đến vấn đề buôn lậu thuốc lá thế hệ mới ngày càng tăng, gây thất thoát hàng tỷ đồng cho Nhà nước, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương Trần Văn Dũng cho biết: “Những tháng cuối năm 2020, chúng tôi đã phát hiện và xử lý trên 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử, năm 2021 con số này là 70.000, năm 2022 là trên 10.000. Ba tháng đầu năm 2023, chúng tôi đã xử lý trên 10.000 sản phẩm thuốc lá điện tử”.

Nêu rõ thực tế Việt Nam có đường biên giới giáp với nhiều quốc gia, vấn đề kiểm soát kênh hàng lậu là không dễ dàng, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh quan niệm, hút thuốc lá là tác hại, nhưng hút thuốc lá lậu với nhiều nguy cơ, rủi ro thì từ hại đơn trở thành hại kép. Vì vậy, theo bà Phong Lan, việc tăng thuế cho thuốc lá thế hệ mới cần cẩn trọng và thực thi đồng bộ cùng các chính sách khác, tránh việc tăng thuế khiến người mua tìm đến hàng lậu với giá rất rẻ, Nhà nước vẫn thất thu thuế.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan.

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng nhìn nhận, đã gọi là thuốc lá thì bất kể đó là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá thế hệ mới đều cần được phòng, chống tác hại. Mọi đối tượng tiếp cận với thuốc lá đều xứng đáng được bảo vệ, bao gồm giới trẻ, cộng đồng và những người đang hút thuốc với độ tuổi hợp pháp (đối tượng chịu tác động trực tiếp của chính sách quản lý). Do đó, đưa thuốc lá thế hệ mới vào quản lý theo luật hiện hành là hành động không thể chậm trễ hơn. Theo bà, cần bắt đầu bằng việc nâng cao nhận thức của người dùng về tác hại của khói thuốc. Sau đó, nếu biết hại mà người dùng vẫn chọn sử dụng thì đó là quyền tự do hợp pháp của họ, các nhà quản lý không thể can thiệp mà chỉ có thể gián tiếp bảo vệ bằng các biện pháp phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang đẩy mạnh thi công. (Ảnh: PVN)

Khó khăn cản trở tiến độ dự án nhiệt điện 1,4 tỷ USD

(PLVN) -Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 là dự án trọng điểm quốc gia có tổng mức đầu tư gần 1,4 tỷ USD, công suất 1.500MW dự kiến chạy thử vào tháng 4/2024. Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp nhiều vướng mắc nằm ngoài khả năng của PV POWER, nhất là dự án truyền tải điện chưa thể giải phóng mặt bằng.

Đọc thêm

Cục Thuế Ninh Bình: Tập trung cao độ trong tháng nước rút

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn vừa làm việc với Cục Thuế Ninh Bình.
(PLVN) - Ước năm 2023 Ninh Bình có 7/16 khoản thu không hoàn thành dự toán, Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo trong tháng nước rút này, Cục Thuế Ninh Bình cần tiếp tục bám sát diễn biến chung của nền kinh tế trong nước và trên địa bàn tỉnh đưa ra những giải pháp quản lý thuế, góp phần cùng ngành thuế hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao.

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite
(PLVN) -  Vietcombank vừa ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ. Sự kiện này một lần nữa khẳng địnhvị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank tại Việt Nam, là dấu ấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng (1963 – 2023).

“Mách nước” doanh nghiệp tránh “bẫy ngoại thương”

Doanh nghiệp Việt cần thận trọng khi giao dịch thương mại quốc tế. (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương).
(PLVN) -Tình trạng doanh nghiệp (DN) Việt dính “bẫy ngoại thương” vẫn xảy ra và theo nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Đa phần đều là các tình huống chủ quan nhưng vẫn xảy ra những tình huống khách quan mà phần thiệt thòi vẫn thuộc về DN Việt.

Ngành Nông nghiệp nỗ lực cán đích xuất khẩu 54 tỷ USD

Năm 2023 tiếp tục là năm “được mùa” của xuất khẩu rau quả. (Ảnh minh họa - nguồn: Internet)
(PLVN) -11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản (NLTS) giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thị trường vẫn đang rất khó khăn nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, nếu quyết tâm, nỗ lực, khả năng hoàn thành mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay.

Vì sao nhiều địa phương xin giảm kế hoạch vốn vay lại?

Các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Tính đến ngày 31/8/2023, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Bộ Tài chính vừa có Văn bản 13094/BTC-QLN đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!
(PLVN) -  Trong tổng số 1.299 tỷ đồng nợ thuế, tăng 2,6% so với so với thời điểm 31/12/2022, nợ có khả năng thu là 1.019 tỷ đồng, tăng 9,1%. Cục Thuế Khánh Hòa đang tập trung đôn đốc thu hồi nợ.

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc: Giúp 'mở đường', chủ động kiến tạo phát triển

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng
(PLVN) - Với 6 nhận diện, đề xuất có tính mới, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa quan trọng, giúp “mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển, với tư duy mới, tầm nhìn mới để tạo ra cơ hội mới, động lực phát triển mới và giá trị mới cho vùng..

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023

Bình Dương tổ chức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Châu Á 2023
(PLVN) -Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á Horasis 2023 là cơ hội để các tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà quản lý tại Bình Dương tiếp cận và nắm bắt kịp thời các xu thế, công nghệ tiên tiến nhằm phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương.