Sớm nghiên cứu định hướng kế hoạch phát triển của Bộ, ngành Tư pháp sau năm 2020

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Lê Thành Long trao Huân chương Lao động Hạng 3 cho Cục KH-TC.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Bộ trưởng Lê Thành Long trao Huân chương Lao động Hạng 3 cho Cục KH-TC.
(PLO) - Chiều 10/8, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Cục Kế hoạch – Tài chính (11/8/1993 – 11/7/2018) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Bộ trưởng Lê Thành Long, các Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Đặng Hoàng Oanh, các đồng chí nguyên Lãnh đạo Bộ Tư pháp, đại diện một số bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ và cán bộ các thế hệ của Cục Kế hoạch – Tài chính - (KHTC) đã tham dự. 

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng quyết định tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” cho 11 cá nhân và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho 3 tập thể và 9 cá nhân của Cục KH-TC.

Chuyển mình vượt bậc sau 25 năm thành lập

Nhắc lại thời điểm cách đây 25 năm, Q.Cục trưởng Cục KH-TC Phan Anh Tuấn cho biết: Trải qua hơn 2 thập kỷ xây dựng và phát triển, Cục KH-TC đã có bước chuyển mình vượt bậc, từ một đơn vị hành chính thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp đơn thuần trở thành đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được Bộ trưởng phân cấp, ủy quyền trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cụ thể bằng Quyết định 636/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Với chặng đường 25 năm qua, Cục KH-TC vinh dự và tự hào khi đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp, được thể hiện qua kết quả công tác ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao. Theo đó, đã cơ bản hoàn thiện thể chế trong công tác KH-TC, góp phần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực tài chính, ngân sách, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, kế hoạch, thống kê, bảo đảm phù hợp với đặc thù của Bộ, ngành Tư pháp; đảm bảo kinh phí hoạt động, điều kiện làm việc cho hơn 800 cơ quan, đơn vị và trên 11.000 công chức, viên chức và người lao động trong ngành Tư pháp được duy trì ổn định, có nhiều đổi mới theo hướng tích cực…

Thời gian tới, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ông Tuấn cam kết tập thể công chức, viên chức và người lao động của Cục quyết tâm không ngừng trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đề cao trách nhiệm trước Đảng và nhân dân; tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn để kế thừa và phát huy xứng đáng truyền thống tốt đẹp của Cục KH-TC trong suốt 25 năm qua.

Thực hiện nghiêm các chính sách pháp luật có liên quan

Nhiệt liệt biểu dương, ghi nhận, cảm ơn và chúc mừng thành tích mà tập thể Cục KH-TC đã đạt được, Bộ trưởng Lê Thành Long đánh giá: Trong 25 năm qua, Cục KH-TC đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự lớn mạnh và phát triển của Bộ Tư pháp nói riêng, ngành Tư pháp nói chung.

Chẳng hạn như kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực KH-TC phù hợp với đặc điểm của Bộ, Ngành; trong điều kiện ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đảm bảo kịp thời kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, cho việc trang cấp các thiết bị, phương tiện làm việc, cũng như từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng của các đơn vị thuộc Bộ, nhất là hệ thống cơ quan THADS...

Bộ trưởng nhấn mạnh, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp thời gian tới hết sức nặng nề, do đó vai trò của Cục KH-TC cũng ngày càng được khẳng định trong việc tham mưu hoạch định các chính sách, chiến lược quản lý nhằm đảm bảo duy trì, củng cố và hiện đại hóa cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của Ngành theo các yêu cầu cải cách.

Bởi vậy, Bộ trưởng đề nghị Cục tiếp tục thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về tài chính, kế toán, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là khắc phục những tồn tại, hạn chế của Bộ đã được nêu ra; tiếp tục hoàn thiện thể chế về phân cấp quản lý công tác ngân sách, tài sản, xây dựng cơ bản trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với đặc thù của Bộ, ngành Tư pháp; kịp thời hướng dẫn các đơn vị dự toán, chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự toán và thực hiện dự án, đặc biệt là đối với các dự án lớn đang triển khai hiện nay có nhiều vướng mắc.

Ngoài ra, phối hợp với Viện Khoa học pháp lý và các đơn vị liên quan nghiên cứu ngay những định hướng kế hoạch phát triển của Bộ, Ngành giai đoạn sau năm 2020; trước mắt hoàn thiện, ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ làm cơ sở để thống nhất về thể thức, nội dung, quy trình xây dựng các loại kế hoạch chủ yếu của Bộ, đưa công tác xây dựng kế hoạch thực sự đi vào nền nếp.

Đồng thời, cần tiếp tục phát huy vai trò là đơn vị đầu mối của Bộ trong quản lý công tác thống kê; tập trung ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác thống kê; chú trọng hơn tới công tác đánh giá, phân tích số liệu thống kê, phát huy đúng giá trị của thống kê trong phục vụ xây dựng và hoạch định các kế hoạch, chiến lược phát triển của Bộ, ngành Tư pháp. 

Đọc thêm

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.

Bộ Quốc phòng sơ kết Đề án 1371

Các đại biểu dự Hội nghị
(PLVN) -Sáng 9/1, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (Đề án 1371) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Chính phủ xác định tập trung phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: Chinhphu.vn)
(PLVN) - Một trong 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá năm 2025 được Chính phủ xác định là huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có nhiệm vụ xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc, giữ vai trò tiên phong, dẫn dắt. Đây là thông tin được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 8/1.

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc

Khơi thông mọi nguồn lực để phát triển doanh nghiệp dân tộc
(PLVN) - Kế thừa truyền thống yêu nước, tinh thần cống hiến cho dân tộc, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, họ vẫn còn gặp không ít khó khăn. Các chuyên gia kinh tế, pháp luật cho rằng cần khơi thông mọi nguồn lực để doanh nghiệp dân tộc phát triển song hành cùng sự hùng mạnh của đất nước. 

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: Cần xây dựng chính sách, pháp luật để hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh. (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Việc xây dựng chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp dân tộc là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh Việt Nam hướng đến tăng trưởng kinh tế cao và đột phá trong khoa học công nghệ. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều khẳng định cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, mang tính dẫn dắt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng để hỗ trợ doanh nghiệp dân tộc. Để làm rõ vấn đề trên, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh.

"Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam"

 Tọa đàm "Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam". Ảnh Hương Giang)
(PLVN) -  Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật, trong đó: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm”, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”.

Nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng nhận nhiệm vụ được giao

Metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) -  Trong bối cảnh thế giới còn nhiều biến động và dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cộng đồng doanh nghiệp luôn sẵn sàng tận dụng cơ hội để tái cơ cấu, trụ vững và phát triển, đặc biệt sẵn sàng thực hiện các trọng trách, các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao phó.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam: Có thể ưu tiên lĩnh vực công nghiệp bán dẫn

 Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Minh, Đà Nẵng
(PLVN) - Nhìn ra thế giới, có thể thấy rất nhiều câu chuyện phát triển thần kỳ của các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc hay gần nhất với Việt Nam là Singapore - cùng khu vực ASEAN… Nhưng trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, chúng ta có thể tập trung ưu tiên vào công nghiệp bán dẫn.