Sớm kiểm soát thị trường thuốc lá thế hệ mới

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Khoảng 90% sản phẩm thuốc lá thế hệ mới tiêu thụ lậu ở Việt Nam hiện nay là thuốc lá điện tử và 10% còn lại là thuốc lá làm nóng nên cần đưa thuốc lá thế hệ mới vào diện quản lý cấp bách để ngăn ngừa các hậu quả về mặt kinh tế - xã hội.

Nhiều năm nay, các bộ ngành vẫn tranh luận quyết liệt về việc nên hay không nên cho nhập khẩu, sản xuất kinh doanh thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam. Trong đó, Bộ Y tế đã có đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe người dân. Tuy nhiên, kinh doanh thuốc lá là ngành nghề đầu tư có điều kiện chứ không thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh nên việc cấm là không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và khoảng trống pháp lý với thị trường này vẫn duy trì cho đến hiện nay.

Thế giới đối xử thế nào với thuốc lá thế hệ mới?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành năm 2021, đã có 79 quốc gia ban hành quy định cho phép lưu thông thuốc lá điện tử, và cũng theo một báo cáo của WHO về thuốc lá làm nóng năm 2020, có trên 40 quốc gia cho phép lưu thông thuốc lá làm nóng.

Thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử có nhiều điểm tương đồng vì cùng thuộc nhóm sản phẩm hóa hơi mà không đốt cháy. Cả hai sản phẩm đều sử dụng thiết bị điện tử và đều hoạt động theo cơ chế làm nóng để tạo ra khí hơi (aresol) có chứa nicotin. Do không có quá trình đốt cháy như thuốc lá điếu, cả hai sản phẩm đều không có hắc ín (tar) - một trong những sản phẩm phụ chứa các thành phần gây hại của khói thuốc.

Từ những điểm tương đồng về đặc tính kỹ thuật này, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã tạo ra phân nhóm mới (24.04) cho dung dịch thuốc lá điện tử và điếu thuốc lá làm nóng (chứ không đưa vào phân nhóm 24.02 dành cho thuốc lá truyền thống).

Sớm kiểm soát thị trường thuốc lá thế hệ mới ảnh 1Đại diện các bộ, ngành và các chuyên gia thống nhất rằng cần sớm kiểm soát thuốc lá thế hệ mới có trách nhiệm.

Thống nhất và tuân thủ theo hướng dẫn của WCO, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 31/2022/TT-BTC ngày 08/06/2022 về Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu 2022, qua đó cũng đã tạo ra phân nhóm mới là 2404 cho thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Tại Việt Nam, cả thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử cùng phù hợp với định nghĩa “thuốc lá khác” được quy định tại Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

Trên cơ sở này, trong quá trình xây dựng và đề xuất chính sách, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến từ các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp và nhận được sự ủng hộ về việc lập một hành lang pháp lý đối với thuốc lá thế hệ mới để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Hiện Bộ đang xem xét cho phép kinh doanh thí điểm các sản phẩm này nhằm giảm nhập lậu, chống thất thu ngân sách, tránh tác động tiêu cực lên ngành sản xuất công nghiệp thuốc lá trong nước, đồng thời đảm bảo có thời gian đánh giá tác động kinh tế - xã hội của sản phẩm thuốc lá thế hệ mới trước khi luật hóa dài hạn.

Nên thí điểm cùng lúc hay tuần tự?

Về vấn đề quản lý thuốc lá thế hệ mới, Văn phòng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Văn bản số 7830/VPCP-CN ngày 26/10/2021 và Văn bản số 4861/VPCP-CN ngày 17/6/2020. Theo đó VPCP chỉ đạo Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của các bộ, hiệp hội liên quan, phối hợp với Bộ Y tế đề xuất chính sách quản lý riêng đối với các loại hình thuốc lá thế hệ mới (bao gồm thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử).

Như vậy, việc thí điểm quản lý thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử dưới cùng một văn bản pháp lý vào cùng một thời điểm sẽ phù hợp với định hướng và chỉ đạo của văn phòng Chính phủ, đảm bảo tính đồng bộ và bao quát, tiết kiệm chi phí cho ngân sách của nước ta. Đây cũng là kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới.

Thí điểm cùng lúc các sản phẩm có tính tương đồng sẽ giúp Chính phủ và các cơ quan chức năng có đầy đủ thông tin cho các dòng sản phẩm, giúp cho việc đánh giá các tác động kinh tế xã hội một cách toàn diện hơn, tạo tiền đề cho việc thiết lập một khung pháp lý phù hợp, dài hạn trong tương lai. Đây cũng là bước đi cần thiết giúp cơ quan chuyên ngành có thể thực hiện thêm các nghiên cứu khoa học về các sản phẩm nicotine không khói và từ đó xây dựng nên một môi trường pháp lý có xem xét đến yếu tố an toàn và sức khỏe cộng đồng cũng như đảm bảo tránh thất thu ngân sách.

Chỉ nên cho phép thí điểm thuốc lá điện tử hệ thống đóng

Thuốc lá điện tử gồm có hai loại là thuốc lá điện tử hệ thống đóng và thuốc lá điện tử hệ thống mở. Dựa trên tình hình hiện tại, trong giai đoạn thí điểm chỉ nên cho phép lưu hành thuốc lá điện tử hệ thống đóng do tiêu chuẩn chất lượng của thuốc lá điện tử hệ thống đóng được kiểm soát chặt chẽ từ nhà sản xuất, đảm bảo an toàn cho người dùng (không cho tái nạp dung dịch hoặc pha trộn thêm với các loại dung dịch hoặc các chất khác như thuốc lá điện tử hệ thống mở).

Điều này đang là cấp thiết vì 90% thị trường thuốc lá thế hệ mới nhập lậu là thuốc lá điện tử, gấp 9 lần so với thuốc lá làm nóng (theo dữ liệu khảo sát thị trường Việt Nam được thực hiện bởi công ty nghiên cứu thị trường Kantar năm 2022). Vào năm 2020, Bộ Y tế cũng thực hiện khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng tới 18 lần.

Do thuốc lá điện tử được ưa chuộng nên tỉ lệ hàng nhập lậu cũng áp đảo trên thị trường so với thuốc lá làm nóng. Chính vì vậy, việc đưa thuốc lá điện tử vào diện thí điểm, có ngay khung pháp lý cùng lúc với thuốc lá làm nóng hay các loại thuốc lá mới khác để kiểm soát thị trường, đảm bảo người tiêu dùng được tiếp cận với các sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn quản lý và đồng thời giảm thất thu ngân sách là vấn đề cấp thiết, giúp đảm bảo mọi sản phẩm thuốc lá đều chịu sự giám sát của luật pháp, tạo sự an tâm cho xã hội, tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trước thềm COP10 sắp tới.

Đọc thêm

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam

Blockchain, AI thổi làn gió mới vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
(PLVN) - Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới - 21/4. Ngày 19/4, Hội tin học TP HCM (HCA), Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology Day, tại TP HCM. Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chánh Văn phòng Bộ - Giám đốc văn phòng Phía Nam Bộ Khoa học và Công nghệ. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ Việt Nam và quốc tế cùng các Tiến sĩ đến từ Đại học hàng đầu Việt Nam.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại

vnEdu Content - Chìa khóa mở tương lai giáo dục số hiện đại
(PLVN) - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, giáo dục số đã trở thành xu hướng quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vnEdu content nổi lên như một nền tảng giáo dục số tiên phong cung cấp môi trường giáo dục số hiện đại với nhiều tiện ích cho giáo viên và học sinh trên cả nước.

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G

VNPT nhận giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G
(PLVN) - Chiều 15/4, tại cuộc giao ban quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn VNPT đã được trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G.