Truyền thông Chính sách

Sớm hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện với trẻ em

Quang cảnh hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu Báo cáo bạo lực đối với người chưa thành niên.
Quang cảnh hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu Báo cáo bạo lực đối với người chưa thành niên.
(PLVN) - Pháp luật hiện hành đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng. Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối, đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về điều tra, xét xử thân thiện, bảo vệ được các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em

Việc trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, xâm hại, bỏ mặc và bóc lột là một quyền cơ bản của quy định trong Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định “Nhà nước nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự đều đã có quy định bảo vệ người dưới 18 tuổi khỏi các hành vi xâm hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, vấn nạn bạo lực đối với người chưa thành niên (NCTN) đã, đang và vẫn tiếp tục là vấn đề nhức nhối. Trước thực trạng này, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu Báo cáo bạo lực đối với NCTN, tập trung vào các quy định pháp luật hình sự và chia sẻ kết quả nghiên cứu Báo cáo tại Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về phòng, chống xâm hại NCTN” tổ chức gần đây.

Dự thảo Báo cáo cho thấy, hiện có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em, gồm xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN; bỏ mặc NCTN; xâm hại tình dục NCTN; mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN; khiêu dâm trẻ em; bắt cóc và mua bán trẻ em; kết hôn trẻ em; lao động trẻ em. Với mỗi hình thức bạo lực này, nghiên cứu của Bộ Tư pháp đều khuyến nghị hướng hoàn thiện pháp luật hình sự.

Chẳng hạn, với xâm hại thể chất và ngược đãi NCTN, nghiên cứu khuyến nghị quy định tình tiết “phạm tội đối với người dưới 18 tuổi” là tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; thiết kế tội danh riêng về hành hạ, ngược đãi người dưới 18 tuổi với mức hình phạt nghiêm khắc; sửa đổi, bổ sung Luật Trẻ em theo hướng nâng độ tuổi của trẻ em lên 18 tuổi.

Theo nghiên cứu, có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em. (Ảnh minh họa)

Theo nghiên cứu, có khoảng 10 hình thức bạo lực với trẻ em. (Ảnh minh họa)

Hay với hình thức mồi chài, dụ dỗ trực tuyến và giao tiếp có tính tình dục với NCTN, Bộ khuyến nghị nghiên cứu quy định xử lý hình sự đối với hành vi mồi chài, dụ dỗ nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; rà soát để đảm bảo tội phạm hóa đầy đủ các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Còn với hình thức xâm hại tình dục NCTN, nghiên cứu khuyến nghị sửa đổi Bộ luật Hình sự (BLHS) để xóa bỏ sự tách bạch giữa hiếp dâm và cưỡng dâm; sửa đổi Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi) để áp dụng với cả người dưới 18 tuổi…

Cần giải pháp xử lý tổng thể

TS Lê Văn Thành (Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) đánh giá, BLHS năm 2015 đã thể hiện nhiều quan điểm tiến bộ của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách bảo vệ trẻ em và NCTN cũng như trong chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, qua rà soát và qua trao đổi thông tin với Công an các đơn vị, địa phương, các quy định của BLHS hiện nay liên quan đến vấn đề xâm hại trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Từ đó, ông Thành đề xuất, TANDTC cần nhanh chóng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định chi tiết các điều luật có liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN. Trong đó, tập trung vào hướng dẫn áp dụng thống nhất các tình tiết mang tính định tính ở cả phần chung và phần các tội phạm của BLHS năm 2015; ban hành văn bản hướng dẫn các quy định về phòng, chống ma túy đối với trẻ em, NCTN…

Ngoài ra, ông Thành cũng kiến nghị Quốc hội cần sớm nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015. Trong đó, liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em và NCTN cần tập trung xem xét tăng mức hình phạt đối với các tội xâm hại trẻ em, đặc biệt là tội xâm hại tình dục với trẻ em; hoàn thiện các chế định về đồng phạm, miễn trách nhiệm hình sự, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, chuẩn bị phạm tội, xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội…

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế và quản lý khoa học (TANDTC) Nguyễn Văn Tùng chia sẻ, trẻ em là nạn nhân bị bạo lực trong các vụ án hình sự thường có các biểu hiện như mặc cảm, sợ hãi, không muốn tiết lộ hoặc để người khác biết về các bí mật hoặc cuộc sống tủi nhục trong quá khứ mà các em đã phải gánh chịu. Các em thường tự ti, thiếu niềm tin vào các cơ quan chức năng, thậm chí có thái độ hằn học, giận dữ, bất hợp tác với những người đang giúp đỡ, bảo vệ mình. Do đó, ông Tùng nhấn mạnh bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong quá trình xét xử vụ án hình sự vừa là yêu cầu, quy định của pháp luật, vừa mang tính nhân đạo của chế độ xã hội. Hơn ai hết, thẩm phán cần có nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ nạn nhân là trẻ em trong các vụ án hình sự.

Từ góc độ cơ quan điều tra, Thượng tá Khổng Ngọc Oanh (Điều tra viên cao cấp, Trưởng bộ phận phòng, chống xâm hại trẻ em, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an) đã nêu những quy định về thủ tục điều tra thân thiện đối với NCTN như chấp hành pháp luật ngay từ khâu tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố và quá trình điều tra, truy tố xét xử; có kỹ năng áp dụng ngay lập tức các biện pháp đảm bảo nạn nhân không tiếp tục bị xâm hại… Đồng thời, Thượng tá Oanh đề nghị hoàn thiện, đồng bộ chính sách pháp luật về điều tra thân thiện, trong đó các biện pháp, thủ tục về điều tra thân thiện phải thống nhất được các quy định về giám định (nhất là giám định tình dục), trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, cơ quan có liên quan, chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân…

Đặc biệt, các chuyên gia đều mong muốn và kỳ vọng rằng các vấn đề khó khăn, vướng mắc này sẽ được xử lý tổng thể trong dự thảo Luật Tư pháp NCTN (đang được TANDTC đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024).

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).