Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè với chủ đề “Nghiêng say vó ngựa cao nguyên”, sáng ngày 02/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 đã chính thức khởi tranh.

Giải đua ngựa sẽ diễn ra từ ngày 2-8/6/2024, trong đó gồm các hoạt động Tái hiện Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đua ngựa Bắc Hà và Diễn diễu đường phố của đoàn ngựa đua (ngày 2/6/2024); Tổ chức vòng loại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà năm 2024 (2/6/2024); Tổ chức vòng Chung kết Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà năm 2024 (8/6/2024).

Trước giờ khai mạc Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17, du khách được tìm hiểu về truyền thống Lễ hội đua ngựa Bắc Hà qua màn diễu diễn đường phố.

Trước giờ khai mạc Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 17, du khách được tìm hiểu về truyền thống Lễ hội đua ngựa Bắc Hà qua màn diễu diễn đường phố.

Năm 2007, giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mới chính thức được khôi phục lại. Từ đó đến nay, giải đã trở thành lễ hội thường niên của huyện Bắc Hà, được tổ chức mỗi năm 1 lần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc Bắc Hà.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị, cá nhân tham gia giải

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đơn vị, cá nhân tham gia giải

Năm 2021, với những nét đặc sắc, lễ hội đua ngựa Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội đua ngựa ở Bắc Hà là cuộc đua của những người nông dân và ngựa đua cũng chính là những con ngựa thồ. Việc duy trì Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà là một trong những nỗ lực của địa phương nhằm tôn vinh giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào thiểu số vùng cao Bắc Hà nói chung và ngợi ca nét độc đáo, tình cảm gắn bó giữa con người vùng cao với loài vật vô cùng gắn bó, thân thuộc trong cuộc sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của họ.

Năm 2021, với những nét đặc sắc, lễ hội đua ngựa Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Năm 2021, với những nét đặc sắc, lễ hội đua ngựa Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà luôn thu hút rất đông du khách trong nước và ngoài nước đến tham dự. Mỗi giải đấu đều mang đến những trải nghiệm vô cùng ấn tượng cho du khách.

Đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bắc Hà đến du khách trong và ngoài nước, trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bắc Hà.

Một số hình ảnh tại Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17:

Các đại biểu tham dự

Các đại biểu tham dự

Giải đấu thu hút rất đông nhân dân, du khách trong và ngoài nước tới xem, cổ vũ...

Giải đấu thu hút rất đông nhân dân, du khách trong và ngoài nước tới xem, cổ vũ...

Đọc thêm

"Con yêu mẹ, mẹ ơi!!"

Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
(PLVN) - Người phụ nữ ấy năm nay đã 63 tuổi, tóc đã điểm bạc, mặt cũng chẳng thiếu nếp nhăn, răng cũng không còn chắc, cứ chiều đến, bóng lưng còng  bà  hắt chéo lên những luống rau ngoài vườn khiến cha con tôi cùng thấy xót xa. Người phụ nữ ấy là mẹ tôi…

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Sắp diễn ra cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
(PLVN) - Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 26 - 31/12/2024, chung kết toàn quốc diễn ra ngày 31/12/2024 tại quảng trường tỉnh Bình Thuận. Đêm chung kết cuộc thi sẽ hứa hẹn nhiều cảm xúc hơn khi kết hợp khung cảnh bắn pháo hoa đón giao thừa chào mừng năm mới.

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam

Hơn 1.000 người tham dự Giải Bơi chải thuyền rồng lớn nhất Việt Nam
(PLVN) - Ngày 13/10, tại khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng (bên Hồ Tây, quận Tây Hồ), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024, với sự tham dự của hơn 1.000 người, gồm các huấn luyện viên và vận động viên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long

Khát vọng Tây Hồ - Khát vọng Thăng Long
(PLVN) - Hồ Tây - Tây Hồ là một mảnh hồn của Hà Nội, nơi ấy là biểu tượng, là ký ức làng lúa, làng hoa, bầy sâm cầm nhỏ, mặt gương Tây Hồ, quán cóc liêu xiêu một câu thơ… là khoảng trời mộng mơ, là thanh xuân của bao người đã đến, đã đi và ở lại với Thủ đô hơn ngàn năm tuổi.

Thăm đền Đông Cuông trải nghiệm lễ hội cúng cơm mới

Đền Đông Cuông- nơi khởi nguồn thờ Mẫu Thượng ngàn. (Ảnh trong bài: Bảo Mi)
(PLVN) - Đền Đông Cuông (thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) là điểm nhấn tâm linh, không gian hội tụ, lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, là địa điểm du lịch tâm linh ở Tây Bắc. Cùng với lễ hội cúng cơm mới, du khách thập phương đến chiêm bái và trải nghiệm không gian thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn của người Việt.

Chuyện giữ nghề ở Hà Nội

Để phục vụ khách du lịch, các cơ sở kinh doanh tại làng lụa Vạn Phúc đã sản xuất đa dạng các sản phẩm làm quà tặng nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách các sản phẩm làng nghề. (Ảnh: ĐH)
(PLVN) - Hà Nội từ lâu được biết đến là mảnh đất có nhiều nghề, phố nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng. Tuy nhiên, qua những biến thiên của thời gian, nhiều nghề đã và đang bị mai một hoặc đang tồn tại một cách lay lắt. Sự mai một của nghề truyền thống, không chỉ làm mất đi kế sinh nhai của người dân, mà còn mất đi một chiều cạnh văn hóa đã từng gắn bó với một vùng đất…

Để người trẻ yêu Tuồng

Cảnh trong vở diễn “Nghêu Sò Ốc Hến” của Nhà hát Tuồng Việt Nam.
(PLVN) - Hiện nay, có một điều đặc biệt là rất nhiều bạn trẻ từ tò mò, lạ lẫm đã bắt đầu có thói quen mua vé đi xem diễn Tuồng và đã có những người trẻ làm cho bộ môn nghệ thuật cổ điển, khó xem này đi vào đời sống giải trí. Phóng viên đã có buổi trò chuyện với Bùi Yến Linh - Trưởng nhóm Marketing - Truyền thông, thuộc Phòng Tổ chức Biểu diễn Nhà hát Tuồng Việt Nam về cách làm mới thu hút người trẻ mua vé xem tuồng như đi nghe nhạc trẻ.