Socotra – Quần đảo độc lạ duy nhất trên hành tinh

Cây hoa hồng sa mạc ở Socotra
Cây hoa hồng sa mạc ở Socotra
(PLO) -Socotra là hòn đảo xinh đẹp nhất ở Trung Đông và cũng là một trong những nơi du lịch mới nhất trên thế giới. Trên hòn đảo này mọi thứ đều kỳ lạ, từ sự hình thành địa chất đến sự tồn tại của các loài động thực vật mà không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Nhắc đến đảo Socotra người thường nhầm lẫn rằng nó xuất phát từ một bộ phim khoa học viễn tưởng hoặc là một nơi nào đó ngoài hành tinh chứ không nghĩ rằng hòn đảo này có thật trên Trái đất. 

Sự hình thành phức tạp

Khoảng 250 triệu năm trước, thậm chí có thể còn lâu hơn nữa, khi mà mọi thứ trên hành tinh đã chính thức đi vào sự sống, thì hòn đảo này vẫn chỉ là một mắt xích nhỏ trong chuỗi tiến hóa. Hòn đảo này trải qua một quá trình hình thành địa chất phức tạp, là sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ. Quần đảo bị cô lập địa chất lâu dài và còn do núi lửa và hạn hán khốc liệt gây ra. Tất cả đã kết hợp lại với nhau tạo ra một hệ thực vật đặc hữu duy nhất và ngoạn mục. Ngày nay, Socotra được coi là viên ngọc của đa dạng sinh học ở biển Ả Rập. Người ta còn ví hòn đảo này như là nơi để tìm kiếm người ngoài hành tinh trên trái đất.  

Quần đảo Socotra nằm ở phía tây bắc Ấn Độ Dương, gần vịnh Aden, dài 250km bao gồm 4 hòn đảo chính và 2 đảo đá, trong đó hòn đảo lớn nhất cũng được gọi là Socotra, chiếm tới 95% đất của quần đảo. 

Đảo Socotra có 3 loại hình địa lý: đồng bằng ven biển hẹp, một cao nguyên đá vôi và ngọn núi cao 1.500m. Môi trường khắc nghiệt với bãi cát rộng, hang động đá vôi và núi cao chót vót. Cộng thêm khí hậu nửa nhiệt đới, nữa sa mạc với nhiệt độ trung bình là 25 độ C và hầu như không có mưa làm xuất hiện những loài thực vật rất khác lạ. Theo đó, chúng đã tiến hóa để thích nghi với môi trường khắc nghiệt và thật đáng kinh ngạc khi có những loài đã phát triển từ 20 triệu năm trước.

Dân số trên quần đảo Socotra không quá 43.000 người. Nghề truyền thống và chủ yếu của họ là ngư dân, chăn nuôi gia súc gia cầm và nông dân. Nhiều người phụ nữ trên quần đảo Socotra có mã di truyền ADN không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.

Dragon’s Blood hay còn được gọi là cây máu rồng
Dragon’s Blood hay còn được gọi là cây máu rồng

Nhiều loài động vật quý hiếm

Nói đến số lượng và quy mô các loài động thực vật hoang dã trên thế giới này thì không đâu bằng châu Phi. Châu Phi là cái nôi của động thực vật hoang dã nhưng nói về một số loài động thực vật đặc hữu thì có lẽ châu Phi không bằng đảo Socotra, vì cây cối cũng như động vật ở đây không giống bất cứ nơi nào trên thế giới. 

Quần đảo có tầm quan trọng vì tính đa dạng sinh học của nó, với hệ động thực vật phong phú và khác biệt, bao gồm: 37% số loài thực vật tương ứng 825 loài, 90% số bò sát và 95% số loài ốc ở Socotra không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới bao gồm những con thằn lằn không có lông, tắc kè hoa hay vượn cáo quý hiếm... Nơi đây cũng là nơi trú ngụ của 192 loài chim, 10 trong số đó là loài đặc hữu của đảo, nghĩa là bạn sẽ không tìm thấy chúng ở bất cứ nơi nào khác. Đó là loài chim chích Socotra độc đáo, chim sáo đá, chim sẻ, chim cốc… tất cả đều những loài quen thuộc được phát hiện tại nơi đây.  Sinh vật biển ở Socotra cũng rất đa dạng, với 253 loài san hô, 730 loài cá và 300 loài cua, tôm.

Trung tâm khảo cứu cây trồng Trung Đông chỉ ra rằng 307.825 (tức 37%) các loài thực vật trên Socotra là loài đặc hữu. Một số trong chúng được liệt vào Sách Đỏ của IUCN, với 3 loài thực vật cực kỳ nguy cấp và 27 loài thực vật nguy cấp hiện đang được bảo vệ. 

Loài động vật có vú bản địa duy nhất trên đảo là dơi. Tuy nhiên tại đây cũng có chó và mèo với kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với ở châu Âu, cân nặng lên tới 27 pound (hơn 12kg). Chúng được cho là hậu duệ hoang dã của mèo nhà được đưa tới đảo bởi những người khai hoang. Loài mèo hoang bản địa đang có nguy cơ tuyệt chủng và một vài loài động vật có vú là sinh vật đặc hữu hiện diện trên đảo như loài dơi với thân hình kỳ lạ... 

Một số loài động vật độc lạ ở Socotra
Một số loài động vật độc lạ ở Socotra

Nhiều loài thực vật khác biệt 

Socotra là một trong những nơi quan trọng, đa dạng sinh học và khác biệt nhất trên thế giới. Chính vì vậy, nó được mệnh danh là Galapagos của Ấn Độ Dương. Tháng 7/2008, Đảo Socotra đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vì vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ chưa bị con người tác động.

Theo các nhà khoa học nghiên cứu Socotra, rất nhiều loài thực vật độc lạ ở đây đã có hơn 20 triệu năm tuổi. Đầu tiên là giống cây huyết rồng (Dragon’s Blood Tree). Cây huyết rồng là loại cây nổi bật nhất trong số 900 loài trên quần đảo hiện nay. Tên gọi kỳ lạ xuất phát từ nhựa cây mang màu đỏ như máu. Nhánh cây rất dài, trải rộng như bầu trời đang bao phủ mặt đất. Nó có tán lá dày đặc và khi nhìn từ trên cao xuống, nó trông giống như hình chiếc ô hoặc cây nấm khổng lồ.  Loài cây này có một truyền thuyết từ thời trung cổ rằng, chất nhựa tím của loài cây này trước đây là máu của rồng, có tác dụng chữa bệnh. Sau này, chất nhựa này được những người thợ dùng để làm đàn vi ô lông và màu nhuộm. Hiện nay nó được những người dân địa phương dùng trong gia công sơn màu và đánh vecni, thậm chí là làm dược liệu chữa bệnh trong nhiều thế kỷ. 

Nơi đây còn có một loài cây tuyệt vời khác được biết đến với cái tên “hoa hồng sa mạc” (Adenium Obesium), có hình dáng quyễn rũ và sức sống mạnh mẽ vươn mình trên mảnh đất đầy sỏi đá. Cây còn nở ra những đóa hóa hồng khổng lồ vào tháng 4 hằng năm. Người dân còn gọi là cây bầu sữa vì đặc điểm thân cây đồ sộ dự trữ nước quý giá cho vùng đất có khí hậu bán sa mạc này. Cây có thể đạt đến độ cao 5 mét và đường kính bề ngang 3 mét.

Loài Dorstenia gigas cũng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học khi có thể sinh trưởng mà không cần đất, cát. Rễ của chúng bám trên các ngọn núi đá. Một số cây còn bị phân hóa bởi thời tiết và khí hậu nên có hình dáng giống như biểu tượng chiến thắng (V - Victory).

Ngoài ra còn có cây lô hội đặc hữu, từ thời cổ đại người ta cũng đã sử dụng nó như một dược phẩm chữa bệnh và mỹ phẩm làm đẹp. Còn những loài thực vật đặc hữu khác như  cây dưa chuột Dendrosicyos Socotranus và quả lựu hiếm Punica protopunica...

Socotra ngày càng thu hút nhiều khách du lịch. Khi chưa có sân bay và phải đi bằng thuyền, đảo chỉ tiếp đón khoảng 140 khách du lịch hàng năm. Lúc sân bay được đưa vào sử dụng, con số này đã tăng lên 2.500 khách. Năm 1999, đảo có thêm sân bay và Socotra đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch bùng nổ trong những năm gần đây.

Trước đây, để đến được đảo, du khách phải đi bằng tàu thuyền. Đảo chỉ có 4 khách sạn, 2 trạm xăng và rất ít nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, Socotra còn có một vài con đường lát đá được đưa vào sử dụng gần đây. Hầu hết du khách tham quan đảo đều là người Pháp. 

Một chuyến du lịch phiêu lưu đến miền đất mới và đắm mình trong những bãi biển nhiệt đới hoang sơ ít người biết đến này là điều tuyệt vời hơn bao giờ hết. Với những bãi biển đẹp và rạn san hô kỳ vĩ, hoang sơ rất hấp dẫn các thợ lặn tương lai tại vùng biển Ả Rập-vùng nước ấm của Ấn Độ Dương.../.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.