Sốc với cách tiêu tiền của một bộ phận giới trẻ

Đoạn clip "gây sốc" sau khi phỏng vấn giá trị những món đồ mà các bạn trẻ mặc trên người
Đoạn clip "gây sốc" sau khi phỏng vấn giá trị những món đồ mà các bạn trẻ mặc trên người
(PLO) - “Hội rich kid”, tức ý chỉ những đứa trẻ con nhà giàu có đang là một từ quen thuộc được truyền tai nhau trong cộng đồng mạng. Tất cả bắt nguồn từ một video clip “định giá” những món đồ mặc trên người của nhiều thanh thiếu niên để cho ra một kết quả bất ngờ: Nhiều đứa trẻ đang diện trên người bằng cả một “gia tài” của người lớn.

Quý tử gây sốc vì tiêu tiền

Trong video clip phỏng vấn khoảng gần chục bạn trẻ tham gia một lễ hội dành cho thanh thiếu niên, khi được hỏi giá những món đồ đang diện trên người, các em đã đưa ra những cái giá khiến cho người xem phải “bật ngửa”: Những chiếc áo có giá hàng chục, vài chục triệu đồng. Những chiếc quần tưởng chừng đơn giản cũng có giá từ vài triệu đến vài chục triệu.

Có em hồn nhiên khoe đôi giày hiệu mang dưới chân giá tầm… gần 100 triệu đồng. Clip nhanh chóng lan đi với tốc độ chóng mặt đồng thời với mức độ kinh ngạc của cộng đồng mạng. Thậm chí, cộng đồng mạng còn hình thành một trào lưu “chế nhại” bằng cách nhiều người tự đưa ra giá quần áo, trang phục “rẻ đến không ngờ”.

Từ “hội rich kid” hay “hội con nhà giàu” cũng được truyền tai nhau để nói về những đứa trẻ “sống trong nhung lụa” và xài tiền không tiếc tay như thế.

Thực ra, “hội con nhà giàu” đã tồn tại trong giới thanh thiếu niên từ khá lâu. Tại các trường học, hầu hết đều có một hội “con nhà giàu” chơi với nhau. Hội con nhà giàu này, tất nhiên là có bố mẹ giàu, và sở hữu rất nhiều thứ chỉ có “trong giấc mơ” đối với các bạn học cùng khóa: Xe hơi đắt tiền với tài xế riêng đưa đón, điện thoại, ipad đắt tiền, quần áo hàng hiệu, những chuyến du lịch sang chảnh trong nước ngoài nước vào các kì nghỉ. 

Chị Nguyễn Dung Hạnh, ngụ Lũy Bán Bích, Tân Phú, TP HCM chia sẻ, chị từng nghe con đang học cấp 3 kể về một hội bạn “con nhà giàu” trong trường. Hội này chơi chung với nhau nhưng đồng thời cũng cạnh tranh nhau dữ dội về cách thức tiêu tiền.

Hôm nay bạn nhỏ này mua một chiếc túi đi học hàng hiệu mắc tiền, thì hôm sau các thành viên trong nhóm cũng chạy theo để không thua kém bạn bè. Chị Hạnh chia sẻ, có những lúc con về kể bạn xài những chiếc áo, đôi dép, thậm chí cái viết thôi cũng có giá trị bằng cả tháng lương của hai vợ chồng chị.

Ngoài trường học, thì mạng xã hội chính là nơi thuận tiện nhất để “hội con nhà giàu” thể hiện sự giàu sang của mình. Trên facebook, Instagram, nhiều trang cá nhân của những “quý tử” khiến bạn bè, cư dân mạng phải sốc vì cuộc sống sang chảnh quá mức của những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường.

Có em được cha mẹ mua cho những chiếc đồng hồ hàng hiệu trị giá vài trăm triệu, có em liên tục khoe hóa đơn những bữa ăn cùng bạn bè đến chục triệu trong những nhà hàng sang trọng, hay những chuyến xuất ngoại cùng gia đình chỉ để… mua sắm.

Trên facebook có hẳn một nhóm kín của “hội con nhà giàu” mà ai lỡ lọt vào cũng phải choáng váng vì mức độ tiêu pha và cuộc sống như trên mây của những đứa trẻ này.

Không còn là câu chuyện giàu nghèo

Tất nhiên, chuyện tiêu tiền không biết tiếc không chỉ là đặc quyền của những thanh thiếu niên giàu có. Ở tầng lớp trung lưu, chưa làm ra đồng tiền, nhưng nhiều bạn trẻ cũng có cách tiêu tiền khá “thẳng tay”.

Nguyễn Kim A., sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng TP HCM có cha mẹ chỉ là công chức nhà nước bình thường, đi học đại học không làm thêm, nhưng chiếc áo khoác  Kim A. mặc trên người có giá hơn 15 triệu đồng.

Kim A. chia sẻ, đây là một dòng áo nổi tiếng chỉ có "giới underground" mới ưa chuộng, và bản giới hạn nên khá mắc tiền, và Kim A. đã phải vay mượn bạn bè, nhịn tiêu vặt nhiều tháng và đặt trước mới có thể mua được. Kim A. cho biết, chuyện giới trẻ tham gia các hội nhóm, vì yêu thích mà bỏ vài triệu, vài chục triệu ra sưu tầm những món đồ bản giới hạn hay đồ lưu niệm của thần tượng là không hiếm.

Nhiều nhóm bạn trẻ, khi thần tượng tổ chức liveshow ở các nước châu Á, đã sẵn sàng mua vé từ nhiều tháng trước, đặt vé máy bay, đặt phòng khách sạn để bay sang ủng hộ. Trong số đó, học sinh cấp 3 chiếm tỉ lệ không ít. 

Khi trào lưu trà sữa hay sữa tươi trân châu đường đen lan khắp các thành phố lớn nhỏ, người ta thấy tham gia trào lưu này nhiệt liệt nhất là các em học sinh, sinh viên đại học. Các em sẵn sàng bỏ một số tiền không nhỏ vào chi phí cho các món uống này hàng ngày.

Mỗi một ly trà sữa, sữa tươi như thế có giá không nhỏ, từ bốn, năm mươi ngàn cho đến gần cả trăm ngàn đồng, nhưng không ít em uống mỗi ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, ở độ tuổi đi học, các em lấy đâu ra tiền để tiêu pha như thế?

Trong khi một bộ phận người trẻ khác đang vất vả lăn lộn mưu sinh hay nỗ lực từ những việc làm nhỏ nhất để khởi nghiệp, để xây dựng ước mơ của mình thì một bộ phận nhỏ giới trẻ khác lại có những cách tiêu tiền “đế vương”.

Nhưng đó không chỉ là câu chuyện về tiền nhiều hay ít, về chuyện những bạn trẻ ấy có gia cảnh giàu hay nghèo, mà quan trọng đó là sự giáo dục của gia đình về việc sử dụng đồng tiền thế nào cho hợp lý, để hình thành ý thức về việc tiêu tiền, về trân trọng giá trị đồng tiền

Một khi gia đình không chuẩn bị những hành trang cần thiết này cho con mà chỉ trang bị “tài sản” là đồng tiền, thì rất khó để trẻ có thể trở thành những người tự lập và giỏi giang về sau. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.