Sốc: “trồng tiền trên cây” ở Nhật Bản

Sốc: “trồng tiền trên cây” ở Nhật Bản
(PLO) - Với mỗi quả dưa có giá xấp xỉ một chiếc xe hơi mới coóng và mỗi chùm nho có giá hơn 100 USD một quả trong chùm, Nhật Bản đã khiến không ít người bị sốc. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại có sự đắt đỏ dường như phi lý này?
Những quả nho đắt hơn vàng
Hồi tháng 7 vừa qua, một chùm nho mang tên "Ruby Roman" đã được bán với giá 400.000 yen (4.000 USD), khiến mỗi quả nho trong chùm đó có giá sốc là 110 USD một quả.
Đến tháng 5, một cặp dưa lê vàng được trồng ở phía Bắc Hokkaido lại được mang ra đấu giá. Mức giá của chúng thường đủ để mua một chiếc xe hơi đời mới. Năm nay cặp dưa đó được bán với giá 1,6 triệu yen (16.000 USD).
Trong khi những trường hợp trên chỉ là đặc biệt hiếm, hoa quả cao cấp ở Nhật Bản thường có giá rất cao. Đây là mặt hàng được ưa chuộng trong thế giới kinh doanh, được dùng làm quà tặng sang trọng.
"Phần lớn các sản phẩm của chúng tôi là dùng phục vụ hoạt động tặng quà. Vì thế chúng tôi thu gom các sản phẩm có chất lượng cao, với số lượng lớn từ khắp đất Nhật Bản" - Yoshinobu Ishiyama, giám đốc chi nhánh công ty Sun Fruits ở Tokyo nói - "Chúng tôi bán các sản phẩm hiếm. Hơn hết, chúng phải thật ngon. Bạn sẽ không bao giờ quên được trải nghiệm”.
Bên trong cửa hàng Ishiyama đang quản lý có đủ loại hoa quả tươi ngon, tỏa hương thơm có thể khiến đầu óc người ta quay cuồng, trong tiếng nhạc dịu ngọt như mời gọi khách hàng rút ví của họ ra.
Bỏ tiền ra mua chất lượng và hương vị
Trong khi Ishiyama không bán những món quả có giá đủ để mua được một chiếc xe hơi, các mặt hàng của ông vẫn có thể khiến người ta có cảm giác không dễ chịu khi phải thanh toán. Chẳng hạn như một chùm nho giống loại "Ruby Roman" đang được bán với giá 31.500 yen (315 USD) mỗi chùm.
Một quả đào trắng, với hương vị thơm ngon, to và tròn đẹp một cách hoàn hảo, có giá 2.625 yen. Một túm nho Muscat vùng Alexandria có giá 7.350 yen.
Tâm điểm của cửa hàng là những quả dưa vàng - biểu tượng khó sánh về quà tặng đắt tiền ở Nhật Bản. Mỗi quả dưa nằm trong một hộp gỗ riêng, để trên giá đầu của một máy làm lạnh có cửa kính đặt ở phía sau cửa hàng. Mỗi quả có giá tới 16.000 yen.
Còn phải kể tới những quả dưa hấu vuông. Chúng được nuôi lớn lên trong các hộp nhựa và thường chỉ dùng cho hoạt động trang trí, nhưng vẫn có giá tới 5.000 yen mỗi quả.
Và, giống như mọi thứ khác ở Nhật Bản, hình thức là yếu tố hết sức quan trọng. Những quả cherry đứng sát nhau trong các hộp đựng, cuống của chúng đều chĩa về một hướng. Dâu tây được nhét đầy vào các hộp chứa mềm, với bề mặt đỏ au, sáng bóng của chúng phô ra ngoài.
Tất cả những quả này không được có tì vết, không bị bầm dập, không có kích cỡ to nhỏ khác nhau... Nói tóm lại, chúng như được các nghệ nhân đúc ra từ một khuôn vậy.
Tất nhiên không phải ai cũng đi mua chuối ăn tại những nơi như Sun Fruits. Các loại quả có giá mềm hơn được bán ở siêu thị bình thường. Nhưng để bôi trơn bánh xe trao đổi xã hội, trong một đất nước đặt nặng văn hóa trao tặng quà, không có gì phù hợp hơn hoa quả cao cấp.
Vào mùa hè và các dịp cuối năm, nhiều người lại gửi các gói quà tới cho người thân, bạn làm ăn và sếp của họ để thể hiện sự cảm kích.
Nếu hai bên có vị trí xã hội ngang nhau, quà tặng cũng phải tương xứng. Một hộp quả cherry có giá 4.000 yen trao đi, người ta sẽ phải được nhận lại một hộp xoài có giá 5.000 yen.
Nếu địa vị xã hội khác nhau, người ở địa vị xã hội cao nếu nhận được món quà như dưa vàng giá 16.000 yen, ông ta hẳn sẽ rất hài lòng. Theo Farhad Kardan, một khách hàng đang mua quả ở Sun Fruits, việc tặng quà cao cấp sẽ để lại ấn tượng kéo dài.
"Anh mua những thứ quả ngon lành này và chia sẻ những thời khắc tuyệt diệu với những người gần gũi với mình" - ông nói với AFP - "Anh sẽ không bao giờ quên được trải nghiệm ăn thứ gì đó thật ngon. Thứ anh bỏ tiền ra mua là chất lượng và giá trị.
Đắt xắt ra miếng
Bất chấp đã có hơn một thập kỷ giảm phát, giá thực phẩm tươi ở Nhật Bản vẫn thuộc hàng cao theo tiêu chuẩn thế giới, đặc biệt là do kết quả từ hoạt động làm nông và thái độ với hàng nhập khẩu ở nước này. Người tiêu dùng đã quen với việc trả nhiều tiền cho hàng Nhật Bản cho rằng nó có chất lượng cao hơn, an toàn hơn hàng nhập khẩu.
Nhưng dù vậy, nhiều du khách vẫn không khỏi há hốc mồm ngạc nhiên trước giá hoa quả cao cấp. Câu trả lời có thể nằm từ tình yêu của các nghệ nhân với những quả ngọt mà họ tạo ra.
Ishiyama nói rằng những người như nghệ nhân trồng dưa vàng Toshiaki Nishihara đã dành rất nhiều tình yêu cho từng loại quả mà ông trồng trong nhà kính của mình ở tỉnh Shizuoka, Tây Nam Tokyo.
Ông tự tay thụ phấn cho cây dưa vàng và với mỗi cây chỉ để lại một trái, để mọi dưỡng chất, đường và chất bổ dưỡng có thể dồn cho trái này. Giống như những quả dưa có giá 16.000 USD từ Hokkaido, những quả dưa vàng của Nishihara có hình dáng và chất lượng vô cùng hoàn hảo. "Mức giá của hoa quả cao, rốt cục là bởi sự chăm sóc và chi phí khổng lồ dồn vào trong từng quả ngọt" - Ishiyama nói.
Những quả dưa như thế này là một trong những món quà tặng cao cấp nhất Nhật Bản.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.