Sóc Trăng thí điểm mô hình “Tổ vận động Thi hành án dân sự ”

Cơ quan THADS tổ chức đánh giá hiệu quả, khó khăn từ mô hình tổ vận động THADS.
Cơ quan THADS tổ chức đánh giá hiệu quả, khó khăn từ mô hình tổ vận động THADS.
(PLO) - Để phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác thi hành án dân sự (THADS), năm 2017, Cục THADS  tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các Chi cục THADS  trực thuộc nghiên cứu, đề xuất Trưởng ban Chỉ đạo THADS  tại địa phương cho phép thí điểm thành lập mô hình “Tổ vận động THADS ”.

Kết quả vận động thí điểm tại 03 đơn vị cấp huyện, bao gồm: huyện Mỹ Xuyên, thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu, về cơ bản, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đã thành lập Tổ vận động, qua đó nâng cao chất lượng công tác phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn trong việc vận động, tuyên truyền, giáo dục các đương sự tự nguyện thi hành án.

Kết quả, tại Chi cục THADS  thành phố Sóc Trăng đã đưa ra vận động “rút án” đối với 225 việc tương ứng với số tiền trên 2 tỷ đồng, thi hành xong 65 việc, đạt tỷ lệ 28,44% về việc tương ứng với trên 420 triệu đồng, đạt tỷ lệ 17,76%. Chi cục THADS  thị xã Vĩnh Châu, số việc đưa ra vận động là 240 việc, trong đó án khó khăn phức tạp là 04 vụ việc, thi hành xong 107 việc, đạt 62,87%, số tiền đưa ra vận động là trên 34 tỷ đồng, thi hành xong trên 7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 28,12%. Chi cục THADS  huyện Mỹ Xuyên vận động 983 việc, thi hành xong 600 việc, đạt tỷ lệ 75,66%, số tiền vận động thi hành là gần 39 tỷ đồng, thi hành xong trên 5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 18,67%.

Nhìn chung, việc thí điểm mô hình “Tổ vận động THADS ” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã góp phần giúp chính quyền cấp xã nắm rõ hơn về tình hình giải quyết tranh chấp và hoạt động THADS  trên địa bàn mình quản lý. Thành viên Tổ vận động là người địa phương nên nắm rõ về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, tâm lý người dân trên địa bàn nên cách tiếp cận giải thích, động viên hiệu quả hơn.

Đối với người phải thi hành án là lao động tự do, không thường xuyên có mặt tại địa phương thì thành viên Tổ vận động dễ tiếp cận để động viên thực hiện nghĩa vụ thi hành án, kể cả vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, trong khi đó chấp hành viên không thể tiếp cận họ vào thời gian này để vận động họ thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Ngoài ra, đối với các cơ quan THADS  và các chấp hành viên, việc xây dựng kế hoạch xác minh và giải quyết án trên địa bàn gửi trước cho Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp nên không bị động do đó hiệu quả công tác thi hành án cao hơn. Đặc biệt, qua việc thí điểm mô hình nêu trên, các cơ quan THADS  tìm được một cơ chế hữu hiệu vận động các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận trong thi hành án, các cơ quan nhà nước giảm việc tổ chức cưỡng chế, giảm chi phí thời gian, tiền bạc, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh, trật tự địa phương, góp phần hàn gắn được tình làng, nghĩa xóm.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của Tổ vận động THADS  trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng còn bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể là do mới được thành lập nên Tổ hoạt động còn chưa đồng bộ, sự phối hợp giữa các thành viên trong Tổ chưa nhịp nhàng. Một số Chi cục chưa đưa ra danh sách cụ thể, phù hợp với khả năng của Tổ để vận động dẫn đến chưa phát huy tối đa hiệu quả của Tổ. Chi cục cũng còn chưa thông tin kịp thời về nội dung vụ việc, trách nhiệm phải thi hành án của người phải thi hành án cho Tổ vận động biết, tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ hoạt động. Ngoài ra, đa phần thành viên Tổ vận động hoạt động kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên môn, cũng như chưa nắm rõ những quy định về lĩnh vực thi hành án nên có lúc vận động chưa đúng trọng tâm và thuyết phục được người phải thi hành án.

Trong thời gian tới, Cục THADS  tỉnh Sóc Trăng đang tiếp tục đề nghị Trưởng ban Chỉ đạo THADS  tỉnh cho phép triển khai mô hình đến Ban Chỉ đạo THADS  cấp huyện theo hướng tiếp tục mở rộng, nhân rộng mô hình này trên địa bàn tỉnh, đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân hỗ trợ một phần kinh phí cho các thành viên Tổ vận động để bảo đảm hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, góp phần ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn địa phương.

Trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về THADS; hoàn thiện thể chế về hòa giải trong THADS; công khai, minh bạch các “khâu” thi hành án từ xác minh điều kiện thi hành án cho đến đấu giá tài sản, đã đến lúc dư luận xã hội cần bày tỏ thái độ nghiêm khắc, lên án mạnh mẽ đối với những trường hợp thiếu ý thức chấp hành pháp luật, coi thường pháp luật, chây ỳ, trốn tránh, chống đối việc chấp hành bản án, bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp cũng cần tăng cường công tác thuyết phục, hòa giải, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để nhân rộng cân mô hình “Tổ vận động THADS ” như trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. 

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

Tiếp tục tăng cường hợp tác Pháp luật và Tư pháp giữa Việt Nam - Italia

(PLVN) - Thực hiện kế hoạch đối ngoại của Bộ Tư pháp, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Mai Lương Khôi làm Trưởng đoàn đã tới làm việc tại Cộng hòa Italia từ ngày 14 đến ngày 16/4/2025. Chuyến công tác nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Italia trong lĩnh vực Pháp luật và Tư pháp trên cơ sở Bản Ghi nhớ hợp tác đã được Bộ Tư pháp hai nước ký kết vào tháng 10 năm 2016.

Đọc thêm

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Nam Định và 4 sáng kiến từ địa phương

Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Nam Định Phạm Ngọc Chanh
(PLVN) - Trước khi đảm nhận cương vị Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Nam Định, ông Phạm Ngọc Chanh là Chi cục trưởng THADS huyện Vụ Bản. Từ thực tế công tác tại cơ sở, ông Phạm Ngọc Chanh đã có nhiều đề tài sáng kiến trong công tác Thi hành án dân sự được áp dụng hiệu quả tại địa phương.

Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại HĐNQ đáp ứng yêu cầu cấp bách trên thế giới

Đại sứ, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) -  Đại sứ, Tiến sỹ Lê Thị Tuyết Mai, nguyên Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva cho rằng, vai trò xây dựng, cầu nối, thúc đẩy đồng thuận và hợp tác mà Việt Nam đang thể hiện là rất quan trọng, không chỉ giúp củng cố hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, tích cực chủ động và đáng tin cậy trong các cơ chế đa phương về nhân quyền mà còn góp phần chuẩn bị nền tảng vững chắc cho các bước đi tiếp theo, trong đó có nỗ lực tái ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2026–2028.

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.