Sóc Trăng quyết tâm chung sức xây dựng nông thôn mới

(PLVN) - “Phải phát động chương trình như một phong trào “cách mạng”, thay đổi tư duy về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thực hiện tốt các cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng nông thôn mới và phối hợp giữa các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, vào ngày 05/10.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu đã chỉ đạo triển khai 6 giải pháp thực hiện nông thôn mới. Trong đó, cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và tuyên truyền, vận động người dân làm tốt hơn vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đến cuối năm 2023, tỉnh có 70/80 xã đạt chuẩn NTM (đạt 97,2% kế hoạch).Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đến cuối năm 2023, tỉnh có 70/80 xã đạt chuẩn NTM (đạt 97,2% kế hoạch).

Chủ tịch UBND tỉnh cho biết thêm, việc triển khai chương trình không chạy theo chỉ tiêu, thành tích, kết quả đạt được phải thực sự và bền vững. Đối với các địa phương tiêu chí đạt thấp, phải phân tích, đánh giá nguyên nhân, phấn đấu vươn lên. Để việc triển khai chương trình đạt kết quả tốt, phải quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu và đồng tình. Đồng thời, phải phát động chương trình như một phong trào “cách mạng”, thay đổi tư duy về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thực hiện tốt các cơ chế phối hợp liên ngành trong xây dựng nông thôn mới và phối hợp giữa các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cùng với đó, tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”. Phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với xây dựng thương hiệu và kết nối thị trường tiêu thụ; nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đặc biệt phát triển, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng số, chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới.

Trong 3 năm (2021 - 2023), tỉnh Sóc Trăng đã huy động được 8.323 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới, trong đó ngân sách Trung ương là 284 tỷ đồng, ngân sách địa phương 255 tỷ đồng, vốn lồng ghép là 3.709 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 480 tỷ đồng và các nguồn vốn khác.

Tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư nâng cấp, xây dựng mới 164 công trình giao thông, 20 cây cầu dài 496m với tổng kinh phí 351.243 triệu đồng. Hiện toàn tỉnh có 96% đường xã đã được nhựa hóa hoặc bê-tông hóa, 78% đường ấp và đường liên ấp được cứng hóa, 83% đường ngõ, xóm sạch, 64% đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa.

Nhiều sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Hội nghị

Nhiều sản phẩm OCOP được giới thiệu tại Hội nghị

Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn nông thôn là 4,75%, hộ cận nghèo khu vực nông thôn là 7,43%. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã phối hợp với các tổ chức thành viên tiếp nhận và hỗ trợ xây dựng 4.846 căn nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 241,5 tỷ đồng.

Dự kiến đến cuối năm 2023, tỉnh Sóc Trăng có 70/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 97,2% kế hoạch), 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt 65,6% kế hoạch), 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 25% kế hoạch), có thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số có 5 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đạt 83,3% kế hoạch.

Với kết quả đó, Sóc Trăng quyết tâm đến cuối năm 2025 có thêm ít nhất 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có ít nhất 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thêm 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thêm 2 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 8 cá nhân và 2 tập thể tiêu biểu có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào thi đua “Sóc Trăng chung sức xây dựng nông thôn mới”.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Tin cùng chuyên mục

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Đọc thêm

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.

Huyện biên giới Sốp Cộp chung sức xây dựng nông thôn mới

Một góc huyện biên giới Sốp Cộp (Ảnh: CTV)
(PLVN) - Những năm gần đây, diện mạo nông thôn mới (NTM) huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, đang dần khởi sắc, cở sở hạ tầng ngày một khang trang, đời sống, thu nhập của nhân dân các dân tộc không ngừng cải thiện, nâng cao… Kết quả đó có được là nhờ sự "nhập cuộc" tích cực của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cao Bằng: Nỗ lực di dời 100% gia súc ra khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025

Cao Bằng phấn đấu di dời 100% chuồng gia súc khỏi gầm sàn nhà trong năm 2025.
(PLVN) - Di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Cao Bằng. Những năm qua, địa phương này đã đẩy mạnh công tác vận động người dân, hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng và di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở, làm thay đổi tích cực môi trường sống, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Xã Ngọc Mỹ (Hà Nội) đón Bằng công nhận nông thôn mới nâng cao

Đại diện lãnh đạo xã Ngọc Mỹ đón Bằng công nhận xã nông thôn mới nâng cao.
(PLVN) -  Ngày 19/8, xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội) tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là kết quả bước đầu, cơ bản để xã tập trung hoàn thiện nâng cao các tiêu chí tiến tới xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu.

Những "đại sứ" lan tỏa vẻ đẹp An Nhơn

Những "đại sứ" lan tỏa vẻ đẹp An Nhơn
(PLVN) - Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống, thu nhập người dân không ngừng nâng lên, -  những "đại sứ" đặc biệt đang góp phần làm đổi mới, lan tỏa vẻ đẹp của thị xã An Nhơn - Bình Định.

An Bình Tây (Ba Tri, Bến Tre) 'bứt phá về đích' đón nhận nông thôn mới

An Bình Tây (Ba Tri, Bến Tre) 'bứt phá về đích' đón nhận nông thôn mới
(PLVN) - Ngày 11/8, Chính quyền và Nhân dân xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM). Tham dự có ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo sở, ban, ngành, địa phương và đông đảo Nhân dân địa phương.