Sóc Trăng phải vừa chống dịch, vừa phát triển

Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
Thủ tướng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra yêu cầu này với Sóc Trăng tại cuộc làm việc chiều nay (25/3) theo hình thức truyền hình trực tuyến với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Sóc Trăng, tỉnh miền Tây Nam Bộ đang gặp xâm nhập mặn. 
Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Sóc Trăng trong việc thực hiện phòng chống dịch COVID-19 và xâm nhập mặn. 

Theo đó, xác định phòng chống dịch là nhiệm vụ quan trọng, Sóc Trăng đã thành lập ban chỉ đạo, chuẩn bị tốt phương án cho công tác cách ly tập trung, chưa để xảy ra lây nhiễm trên địa bàn.

Đánh giá cao công tác chỉ đạo xử lý vấn đề xâm nhập mặn của Sóc Trăng, Thủ tướng cho rằng, "Đây là bài học kinh nghiệm chung cho các tỉnh ĐBSCL".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sẽ tổ chức một hội nghị toàn quốc để kiểm điểm 4 việc là tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong bối cảnh thất nghiệp, mất việc, dừng sản xuất do dịch bệnh và bảo đảm an ninh trật tự.

Về các lĩnh vực khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2019, tuy nhiên, theo Thủ tướng, tỉnh còn một số tồn tại, bất cập, nhất là vấn đề giải ngân vốn đầu tư công thấp, trong 2 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư công mới giải ngân được gần 9%.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Sóc Trăng "phải tìm lợi thế cần thiết, những thế mạnh về nông, lâm, hải sản, dịch vụ” và tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thủ tướng lưu ý tỉnh cần dành nguồn lực cho 2 công việc: Chống dịch bệnh và thích ứng biến đổi khí hậu, để làm sao thực hiện mục tiêu kép mà Thủ tướng đã nêu ra: Chống dịch COVID-19 là quan trọng hàng đầu, tiếp theo là giữ gìn phát triển kinh tế-xã hội để đến năm 2025, Sóc Trăng phải là một tỉnh phát triển khá của vùng ĐBSCL.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm trên địa bàn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Tập trung khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2021 tăng gấp 3 lần lên khoảng 8.000 doanh nghiệp (hiện nay là 2.829 doanh nghiệp).

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biển đổi khí hâu, hạn hán và xâm nhập mặn, tỉnh đã chủ động các biện pháp phòng chống nên giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Trong quý I/2020, tỉnh đã thu hoạch hơn 161.000 ha lúa, tăng gần 25%, nguyên nhân là do chủ động xuống giống sớm, tránh khô hạn và xâm nhập mặn. Năng suất bình quân 6,32 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn.

Sóc Trăng là 1 trong 5 tỉnh có năng suất lúa cao nhất vùng ĐBSCL, có giống gạo ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới.

Tỉnh cũng tích cực phòng chống dịch COVID-19, đã thành lập 23 đội phản ứng nhanh. Tính đến ngày 23/3, tổng số trường hợp cách ly tập trung là 707 người, đến nay, chưa ghi nhận ca dương tính với COVID-19.

Tin cùng chuyên mục

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Đọc thêm

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa: Đánh giá kỹ, bảo đảm nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 1/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình). Một số ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá khả năng huy động, bố trí tài chính và việc giải ngân vốn để bảo đảm hiệu quả của Chương trình.

Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm việc với Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. (Ảnh: Báo Ninh Bình)
(PLVN) - Ngày 1/11, Đoàn kiểm tra, giám sát thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) do ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình.