Sóc Trăng: Chuyển biến tích cực trong đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

(PLVN) -  Ý thức được tầm quan trọng của công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, thời gian qua ngành Tư pháp Sóc Trăng đã chú trọng triển khai thực hiện nhiệm vụ này bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó, đạt được nhiều kết quả tích cực

Để thực hiện có hiệu quả công tác này, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, hàng năm Sở cũng tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các văn bản liên quan nhằm chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng các nội dung quy định.

Sở phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Ảnh: Đình Thương)

Sở phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Ảnh: Đình Thương)

Trong năm 2022, Sở đã tổ chức 11 Hội nghị tập huấn hướng dẫn, phổ biến quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật và phổ biến kiến thức pháp luật cho 1.250 đại biểu tham dự. Đồng thời, biên soạn và cấp phát miễn phí 500 Sổ tay hướng dẫn về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, phối hợp Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và gắn với tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho 160 đại biểu.

Ngoài ra, Sở Tư pháp đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng mở chuyên mục “Pháp luật và cuộc sống” mỗi tháng 01 kỳ với thời lượng từ 10 - 12 phút/tháng; hợp đồng với Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố mở chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” với thời lượng mỗi tháng 04 kỳ, mỗi kỳ từ 10 - 15 phút, thực hiện lổng ghép tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.Tiếp tục vận hành Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp; Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh; Zalo Official Account “Phổ biến giáo dục pháp luật Sóc Trăng”; Trang Facebook “Phổ biến giáo dục pháp luật Sóc Trăng” nhằm tạo kênh thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trong đó thông tin, tuyên truyền về các quy định liên quan công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được nhanh chóng, kịp thời. Với tinh thần trách nhiệm và cách làm hiệu quả, trong năm 2022, tỉnh Sóc Trăng có 108/109 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, chiếm tỷ lệ 99,1% (tăng 2,77% so với năm 2021).

Nhiều thắc mắc của cán bộ tư pháp được giải đáp để thực hiện hiệu quả hơn trong công tác công nhận cấp xã đạt chuẩn pháp luật (Ảnh: Đình Thương)

Nhiều thắc mắc của cán bộ tư pháp được giải đáp để thực hiện hiệu quả hơn trong công tác công nhận cấp xã đạt chuẩn pháp luật (Ảnh: Đình Thương)

Trong thời gian qua, Sở Tư pháp đã phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai thực chất, đồng bộ, đúng quy định các nhiệm vụ được giao. Đồng thời, trong năm 2022, Sở đã thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí 18.4 về xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của 6 đơn vị xã; thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí 16 về tiếp cận pháp luật của 7 đơn vị xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các địa phương cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định góp phần quan trọng vào quá trình tổ chức và thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu trong năm 2023 có 100% cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Để thực hiện được chỉ tiêu này, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tiếp tục chú trọng công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan công tác này tại địa phương. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động và phát huy tối đa vai trò của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện để tiếp tục triển khai hiệu quả, thực chất, khả thi các nhiệm vụ

Đọc thêm

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự

Yên Bái thi hành xong gần 1.600 án dân sự
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu 2024 toàn tỉnh Yên Bái đã thi hành xong gần 1.600 việc với hơn 73 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 59,36% về việc, 33,75% về tiền trong số có điều kiện thi hành.

Ghi nhận nhiều ý kiến thực tiễn, có giá trị cao nhằm hoàn chỉnh Dự thảo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi

Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản
(PLVN) -  Ngày 11/4, tại TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn chủ trì.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.