Sở Y tế "lên tiếng" vụ “cò” tại Bệnh viện Mắt TP HCM

Lãnh đạo Sở Y tế làm việc với Giám đốc BV Mắt và Công an phường sau khi nhận được phản ánh của báo chí. Ảnh: Sở Y tế TPHCM
Lãnh đạo Sở Y tế làm việc với Giám đốc BV Mắt và Công an phường sau khi nhận được phản ánh của báo chí. Ảnh: Sở Y tế TPHCM
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Liên quan đến phản ánh của báo chí về hiện tượng "cò" khám nhanh tại Bệnh viện Mắt TP HCM, lãnh đạo và thanh tra Sở Y tế đã làm việc với Ban Giám đốc BV Mắt TP HCM cùng Công an địa phương để làm rõ những ai cấu kết với cò trục lợi người bệnh và kiên quyết xử lý nghiêm.

Theo Sở Y tế TP HCM, nạn "cò" bệnh viện trên địa bàn là một trong những vấn đề gây bức xúc cho người bệnh và cả nhân viên y tế. Phản ánh của báo chí về nạn cò tại Bệnh viện Mắt TP HCM một lần nữa cho thấy, mặc dù trong thời gian qua đơn vị này đã triển khai nhiều giải pháp chống “cò” nhưng rõ ràng chưa có tác dụng.

Điều cần phải làm rõ nhân viên bệnh viện có tiếp tay, cấu kết với “cò” bên ngoài bệnh viện hay không, những nhân viên này thuộc bộ phận nào, khoa phòng nào của bệnh viện? Hoạt động kiểm tra, giám sát của lãnh đạo bệnh viện, của lãnh đạo các bộ phận này như thế nào mà nhân viên sai phạm vẫn không biết? Và quan trọng hơn hết, sau khi phát hiện các lỗi hệ thống, nhất là hoạt động kiểm tra, giám sát bệnh viện cần chấn chỉnh ngay.

Sở Y tế TP HCM thông tin, trước mắt, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM đã chỉ đạo tạm đình chỉ nhân sự được nêu trong bài báo, đồng thời, bệnh viện khẩn trương cho rà soát các vị trí nhân sự có liên quan để xác minh và nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định. Kế đến, lãnh đạo bệnh viện sẽ phối hợp với Công an địa phương để xác minh, xử lý, nhận diện các đối tượng “cò” bên ngoài bệnh viện để mời làm việc và xử lý theo pháp luật.

Đồng thời, lãnh đạo các phòng chức năng của bệnh viện tiến hành rà soát ngay các “lổ hổng” từ khâu tiếp nhận, đến khám chữa bệnh để đưa ra thêm các giải pháp nhằm củng cố lại các quy trình nội bộ, đồng thời, tăng cường công tác giám sát sự tuân thủ quy trình của nhân viên bệnh viện, trong đó, tăng cường bổ sung và giám sát trực tiếp qua camera. Bên cạnh đó, bệnh viện cho tăng cường truyền thông khi bệnh nhân đến tái khám, khuyến khích người bệnh đăng ký khám bệnh từ xa.

Về lâu dài, bệnh viện cần đầu tư và phát triển một đội bảo vệ chuyên nghiệp cơ hữu, được tập huấn bài bản, phối hợp chặt chẽ với công an địa phương tuần tra trong và ngoài bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện giao ban chuyên đề an ninh, trật tự bệnh viện định kỳ hàng tuần để có hướng xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp và giao ban định kỳ giữa Ban giám đốc bệnh viện và Công an địa phương.

Quan trọng hơn, bệnh viện phải có những giải pháp làm giảm tải cục bộ tại khu tiếp nhận như: đẩy mạnh khám theo hẹn qua các ứng dụng trực tuyến, tăng hẹn tái khám vào buổi chiều thay vì tập trung khám vào buổi sáng, triển khai thêm bàn khám, nghiên cứu cơ chế hợp tác công – tư để mở thêm cơ sở 2, cơ sở 3,… ở các vị trí khác.

Sở Y tế yêu cầu lãnh đạo các bệnh viện phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện kịp thời các nạn “cò” trong môi trường y tế cũng như tăng cường các biện pháp giảm quá tải trong khám chữa bệnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống giám sát, cảnh báo an ninh trật tự trong bệnh viện, kiên quyết không để nạn “cò” bệnh viện còn đất sống.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.