Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh: 40 năm khẳng định vai trò tiên phong, dám nghĩ dám làm

Sở Tư pháp TP.Hồ Chí Minh: 40 năm khẳng định vai trò tiên phong, dám nghĩ dám làm
(PLVN) -Sau 40 năm thành lập (27/3/1982-27/3/2022), Sở Tư pháp TPHCM đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ về tư pháp, đóng góp lớn cho sự vững mạnh của ngành và sự phát triển ổn định, bền vững của TPHCM.

40 năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Ngày 27/3, tại Nhà hát TP.HCM, Sở Tư pháp TP.HCM đã long trọng tổ chức buổi lễ kỉ niệm 40 năm ngày thành lập. Đến dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi.

Về phía TP có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM cùng nhiều lãnh đạo TP, lãnh đạo các sở ban ngành, lãnh đạo Sở Tư pháp TPHCM cùng nhiều thế hệ cán bộ tư pháp thành phố.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM đọc diễn văn ôn lại truyền thống 40 năm hình thành và phát triển của Sở Tư pháp TP. Ảnh: Cẩm Tú

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM đọc diễn văn ôn lại truyền thống 40 năm hình thành và phát triển của Sở Tư pháp TP. Ảnh: Cẩm Tú

Trong bài diễn văn ôn lại truyền thống 40 năm hình thành và phát triển của Sở Tư pháp TPHCM, ông Huỳnh Văn Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM đã chia sẻ những bước đường mà ngành tư pháp TP đã trải qua trong suốt 40 năm qua.

Văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm

Văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm

Từ buổi đầu thành lập với vỏn vẹn 6 phòng chuyên môn và một đơn vị trực thuộc, tổng số cán bộ là 45 biên chế, đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự đã không ngừng lớn mạnh về quy mô, số lượng và chất lượng. Hiện Sở Tư pháp có 10 phòng chuyên môn và 10 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với 354 công chức, viên chức, người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp với 100 % cán bộ nghiệp vụ có trình độ cử nhân Luật, nhiều Tiến sĩ, Thạc sỹ Luật và cả Thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài.

Sở Tư pháp TPHCM là đơn vị tiên phong trong ngành với các thí điểm mô hình mới và đạt thành công rực rỡ. TPHCM là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập phòng công chứng nhà nước vào năm 1988. Địa phương đầu tiên trên cả nước đang thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại, hiện Thành phố đã có 5 văn phòng thừa phát lại được thành lập.

TP cũng là một trong những địa phương đầu tiên của cả nước tiến hành thí điểm nhập quốc tịch Việt Nam cho người không quốc tịch và là địa phương giải quyết số lượng lớn nhất người không quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam với 1.280 trường hợp.

Với những cố gắng vượt bậc, liên tục nhiều năm liền Sở Tư pháp Thành phố đã trở thành đơn vị lá cờ đầu của Ngành Tư pháp Việt Nam, nhận được nhiều hình thức khen thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Lao động hạng Nhất.

Những điều “đầu tiên” đáng trân trọng

Phát biểu tại Lễ kỉ niệm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đã nhiệt liệt chúc mừng Ban Giám đốc Sở Tư pháp, các cán bộ, người lao động ngành Tư pháp. Thứ trưởng bày tỏ sự ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo của các thế hệ cán bộ Tư pháp thành phố từ những ngày đầu thành lập cho đến sự phát triển vượt bậc như hiện nay.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu tại Lễ Kỷ niệm

“Sở Tư pháp TP.HCM đã luôn không ngừng tự đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những đề xuất, giải pháp chuyên môn mới kết hợp với việc nghiên cứu, kế thừa, phát huy những kinh nghiệm, cách làm còn phù hợp”, Thứ trưởng khen ngợi.

Về vai trò “tiên phong”, “dám làm”, Thứ trưởng nhấn mạnh những yếu tố đầu tiên đáng trân trọng của ngành tư pháp thành phố.

“Có thể nói một cách tự hào, hai chữ “đầu tiên” trong nhiều lĩnh vực, nhiều mô hình hoạt động tư pháp của cả nước đã gắn liền với tên tuổi của Sở Tư pháp TP.HCM, như sự ra đời Tờ báo Pháp luật đầu tiên của địa phương; mô hình cung cấp văn bản pháp luật và tư vấn pháp luật miễn phí đầu tiên cho người dân; mô hình liên thông các nhóm thủ tục hành chính (đăng ký khai sinh - đăng ký hộ khẩu thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế; liên thông thủ tục cấp phiếu Lý lịch tư pháp - cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Thành phố); mô hình Trung tâm thông tin và tư vấn công chứng đầu tiên và duy nhất đến nay của cả nước...”.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã điểm qua nhiều thành tựu của Sở Tư pháp TPHCM như đầu tư nghiên cứu, xây dựng, vận hành có hiệu quả nhiều chương trình phần mềm quản lý trên các lĩnh vực hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng, vận hành các phần mềm quản lý áp dụng trên toàn quốc.

Thứ trưởng cũng bày tỏ kỳ vọng Sở Tư pháp TP.HCM tiếp tục hoàn thành tốt những nhiệm vụ, công việc được Chính phủ, UBND TP.HCM giao phó. Sở Tư pháp thành phố cần tiếp tục giữ vững vai trò cơ quan tư vấn pháp lý, tham mưu cho chính quyền thành phố trong công tác cải cách thể chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp tại địa phương theo quy định mới. Bước vào giai đoạn mới, Sở Tư pháp cần thực hiện hiệu quả việc luân chuyển cán bộ, tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực hiện nhiệm vụ và đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những nỗ lực đóng góp của Sở Tư pháp TP.HCM.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những nỗ lực đóng góp của Sở Tư pháp TP.HCM.

Về phía lãnh đạo TP.HCM, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM đã bày tỏ sự ghi nhận, đánh giá cao vai trò và những nỗ lực đóng góp của Sở Tư pháp TP.HCM. Sở Tư pháp TP đã trở thành cơ quan tham mưu tin cậy của Thành ủy, HĐND, UBND TP trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và hoàn thiện thể chế; trong quản lý, điều hành theo pháp luật các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố và trong công tác quản lý nhà nước các hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp trên địa bàn.

Đọc thêm

Tham vấn chính sách - tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh tiếp thu giải trình về dự thảo Luật. (Ảnh Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Báo cáo làm rõ hơn một số vấn đề lớn liên quan đến dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) được nhiều đại biểu Quốc hội góp ý trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 13/2, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, việc bổ sung các quy định về tham vấn chính sách giúp các đối tượng liên quan tiếp cận “từ sớm, từ xa” đối với các chính sách do Chính phủ quyết định.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ nâng lên

Quang cảnh phiên thảo luận về dự án Luật chiều 13/2 (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Chiều 13/2, thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với những nội dung mới, được sửa đổi, bổ sung lần này tại dự Luật và cho rằng những quy định mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.