Trong 24 giờ qua, tình trạng sụt đá và các trận động đất do núi lửa đã làm rung chuyển đỉnh núi Mayon, sau vài lần phun trào hơi nước.
Hơn 12.000 người đã được yêu cầu rời khỏi khu vực sơ tán trong bán kính 7km sau khi có cảnh báo bùn trôi và những đám mây độc. Do mưa liên tục trong những tuần qua, đất đá tích lại trên sườn núi Mayon có thể dẫn tới bùn trôi. Tình trạng này sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu mưa tiếp tục đổ xuống.
Trong lần phun trào dung nham năm 2014, khoảng 63.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa. Viện nghiên cứu núi lửa và địa chấn Philippines (Phivolcs) nhận định dung nham hiện nay lỏng nhiều hơn so với năm 2014, điều này đồng nghĩa với việc dung nham có thể trôi xuống sườn núi ở tốc độ nhanh hơn. Đây là giai đoạn đầu của hoạt động phun trào trước khi xảy ra một vụ nổ hoặc chuyển sang giai đoạn khác nguy hiểm hơn. Phivolcs đang giám sát chặt chẽ tình hình để có thể cảnh báo kịp thời cho người dân.
Nằm ở độ cao 2.460m so với mặt nước biển, núi lửa Mayon có đường kính rộng 20km, vốn là địa điểm thu hút khách du lịch nhờ kiến tạo hình nón được tạo ra sau khi núi lửa hoạt động.
Trong vòng 400 năm qua, núi lửa Mayon đã hoạt động 51 lần và năm 1814, núi lửa này từng có đợt phun trào dung nham lớn cướp đi sinh mạng của khoảng 1.200 người và chôn vùi ba thị trấn.
Nghề giáo bốn phương
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.